Tổng phần tích nước tiểu là xét nghiệm hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và theo dõi sức khỏe của bạn, đặc biệt là ở hệ tiết niệu. Bởi thăm dò và xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu rất đa dạng và phức tạp. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn để bác sĩ đưa ra chỉ định phân tích nước tiểu. Doctor 4U sẽ giúp bạn hiểu Khi nào cần tổng phân tích nước tiểu và vai trò của các chỉ số."/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

Khi nào cần tổng phân tích nước tiểu? Vai trò các chỉ số trong tổng phân tích nước tiểu

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Tổng phần tích nước tiểu là xét nghiệm hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và theo dõi sức khỏe của bạn, đặc biệt là ở hệ tiết niệu. Bởi thăm dò và xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu rất đa dạng và phức tạp. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn để bác sĩ đưa ra chỉ định phân tích nước tiểu. Doctor 4U sẽ giúp bạn hiểu Khi nào cần tổng phân tích nước tiểu và vai trò của các chỉ số.

Khi nào cần tổng phân tích nước tiểu?

Tổng phân tích nước tiểu thường được chỉ định khi:

– Cần chẩn đoán bệnh lý đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiết niệu. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: nước tiểu có màu hoặc có mùi khác thường, đau khi đi tiểu, tiểu máu, đau thắt lưng, sốt.

– Theo dõi điều trị đái tháo đường, sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu, tăng huyết áp, một số bệnh lý gan thận.

– Xét nghiệm khám sức khỏe thường quy.

Có nhiều cách thức lấy mẫu nước tiểu. Việc thực hiện tổng phân tích nước tiểu thường được lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt như hôn mê, trẻ nhỏ thì cần lấy nước tiểu qua sonde hay cách chọc bàng quang trên xương mu. Cần lưu ý trước khi lấy mẫu để tăng độ chính xác cho xét nghiệm:

– Không ăn thực phẩm làm nước tiểu có màu, không hoạt động gắng sức. Không nên lấy nước tiểu trong giai đoạn hành kinh.

– Nhân viên y tế cần giải thích rõ yêu cầu xét nghiệm, cách tiến hành và kết quả. Cần hỏi về các thuốc mà người bệnh đang sử dụng ảnh hưởng màu sắc và xét nghiệm.

Ý nghĩa của các chỉ số

Các giá trị bình thường dưới đây chỉ mang tính hướng dẫn vì có sự khác nhau tùy thuộc vào phòng xét nghiệm, máy xét nghiệm, cách lấy xét nghiệm. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng cần đánh giá kết quả dựa vào tình trạng bệnh lý trên lâm sàng.

1. SG (Tỷ trọng)

Bình thường: 1.005 – 1.030

Bất thường: Tỷ trọng tăng (nước tiểu đậm đặc) có thể do uống nước không đầy đủ hoặc mất nước (nôn, đổ mồ hôi, ỉa chảy), có các chất (đường, protein,…) trong nước tiểu. Tỷ trọng giảm (nước tiểu loãng) có thể do uống nhiều dịch, bệnh thận, dùng thuốc lợi tiểu.

2. pH (Độ acid)

Bình thường: 4.6 – 8.0

Bất thường: Một vài thực phẩm (cam quýt, sản phẩm từ sữa) và thuốc có thể ảnh hưởng đến pH nước tiểu. pH cao có thể do nôn nhiều, bệnh thận, nhiễm trùng tiết niệu, hen. pH thấp có thể do mất nước, đói, uống nhiều bia rượu, thuốc chống đông.

3. LEU (Bạch cầu)

Bình thường bạch cầu không có hoặc rất ít trong nước tiểu.

Sự xuất hiện của bạch cầu biểu hiện một tình trạng viêm nhiễm. Bạch cầu niệu có giá trị khi từ 2+ trở lên. Có thể do nhiễm trùng hệ tiết niệu, u bàng quang, viêm thận, lupus ban đỏ hệ thống, viêm bộ phận sinh dục.

4. NIT (Nitrit)

Nitrit niệu dương tính chứng tỏ có vi khuẩn với số lượng đáng kể trong nước tiểu.

5. PRO (Protein)

Bình thường không có protein trong nước nhiều. Việc xuất hiện protein trong nước tiểu có thể do tổn thương thận, nhiễm trùng, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cầu thận. Suy tim, leukemia, nhiễm độc (chì, thủy ngân), tiền sản giật (phụ nữ có thai).

6. GLU (Glucose)

Truyền glucose tĩnh mạch có thể làm glucose niệu (+). Nếu glucose niệu quá nhiều có thể do đái tháo đường không kiểm soát tốt, bệnh lý tuyến thượng thận, tổn thương gan, chấn thương sọ não, nhiễm độc, một số bệnh thận.

7. KET (Ketones)

Có ketones trong nước tiểu có thể do đái tháo đường không kiểm soát tốt, chế độ ăn ít carbohydrate, đói hoặc rối loạn ăn uống (chứng biếng ăn, cuồng ăn), nghiện rượu, ngộ độc do uống cồn rửa vết thương. Ketones niệu (+) khi bệnh nhân nhịn đói hơn 18 giờ (đau ốm không ăn được hoặc nôn mửa kéo dài).

8. UBG (Urobilinogen)

Khi hồng cầu thoái giáng sinh ra bilirubin, bilirubin khi qua nước tiểu tạo thành urobilinogen. Bình thường chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen được tìm thấy trong nước tiểu ở dạng vết, làm cho nước tiểu màu vàng. Giá trị bình thường: 0.2 mg/dl.

Urobilinogen trong nước tiểu thấp hoặc tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh lý gan như xơ gan, viêm gan hoặc tắc nghẽn đường mật hoặc trong trường hợp tan máu.

9. BIL (Bilirubin)

Bilirubin hay còn gọi là sắc tố mật. Nó sinh ra nhờ sự vỡ hồng cầu, được chuyển hóa ở gan và thải ra ngoài cơ thể chủ yếu qua phân và một lượng nhỏ qua nước tiểu. Do đó bình thường không có bilirubin trong nước tiểu, khi có từ vết trở lên là bất thường. Có thể gặp trong bệnh lý gan, mật, hoặc tan máu.

10. ERY (Hồng cầu niệu)

Bình thường không có hồng cầu trong nước tiểu.

Bất thường: Hồng cầu trong nước tiểu dương tính trong chấn thương thận, bàng quang, sỏi thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu, viêm thận, u thận hoặc bàng quang, lupus ban đỏ hệ thống…

Thông thường, chỉ có SG và pH có kết quả định lượng. Các chỉ số còn lại được trả lời dưới dạng định tính hoặc bán định lượng. Sự thay đổi mỗi chỉ số trong công thức nước tiểu đều có ý nghĩa riêng của nó. Hãy khám sức khỏe thường xuyên, làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon