Xử trí khi ngộ độc thực phẩm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi nếu không biết cách sơ cứu sớm, ngộ độc thực phẩm không chỉ gây ra các biến chứng nguy hiểm mà còn để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy xử trí ngộ độc thực phẩm như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Theo thống kế của tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có khoảng 8 triệu người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là do sử dụng thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoăc có chứa các độc tố có hại cho sức khỏe. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài ngày tùy từng cơ địa.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm:
– Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn vùng quanh rốn.
– Buồn nôn, nôn.
– Tiêu chảy.
– Mệt mỏi, chán ăn kéo dài.
– Sốt cao trên 38 độ C.
– Các dấu hiệu nặng như nhịp tim nhanh, khó thở, hạ huyết áp, co giật, chóng mặt,…
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm nhẹ thường tự khỏi sau 48 giờ mà không cần xử trí. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, phụ nữ có thai,… Vì vậy biết cách xử trí khi ngộ độc thực phẩm sớm rất quan trọng. Nó giúp bạn loại bỏ nhanh độc tố, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là các bước xử trí ngộ độc thực phẩm chuẩn y khoa mà bạn có thể tham khảo:
Ngừng sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm. Và xem xét tình trạng hiện tại của người bệnh như thế nào, còn tỉnh táo hay lơ mơ.
Nếu người bệnh có các dấu hiệu nguy hiểm như lơ mơ, khó thở, rối loạn nhịp, co giật,…cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất và không nên xử trí gì thêm.
Gây nôn được áp dụng cho người bệnh có tỉnh táo và đang có dấu hiệu buồn nôn. Lúc này người bệnh cần phải tìm cách loại bỏ nhanh các thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc ra khỏi cơ thể. Điều này giúp hạn chế tối đa độc tố xâm nhập sâu vào các cơ quan nội tạng.
Các biện pháp gây nôn được thực hiện như:
– Dùng một ly nước muối pha loãng.
– Dùng ngón tay trỏ móc vào sâu vùng cuống họng để kích thích cảm giác buồn nôn của cơ thể.
Khi thực hiện động tác gây nôn cần lưu ý:
– Nên ngồi dậy để nôn hoặc nghiêng đầu sang một bên để tránh tình trạng chất nôn trào ngược vào phổi gây ngạt thở, tử vong.
– Đối với trẻ nhỏ cần thực hiện động tác gây nôn nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng cổ họng của trẻ.
– Không được thực hiện động tác gây nôn ở người bệnh có các triệu chứng nặng như lơ mơ, hôn mê, co giật,…
Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…và gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể. Nếu không bù đủ có thể dẫn tới các biến chứng như rối loạn điện giải, suy thận, trụy tim mạch, tử vong. Vì vậy bù nước là bước vô cùng quan trọng trong xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm.
Bạn có thể sử dụng nước khoáng hoặc dung dịch Oresol và bù theo nhu cầu của cơ thể. Đối với dung dịch Oresol cần pha loãng theo đúng tỷ lệ và sử dụng đúng liều lượng quy định. Đặc biệt, không được cho người bệnh sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga,…vì chúng làm gia tăng tính thẩm thấu và gây tiêu chảy mất nước nặng.
Đối với các trường hợp có dấu hiệu nôn liên tục, tiêu chảy nặng,…cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất và không được điều trị tại nhà.
Sau khi thực hiện các bước như gây nôn, bù nước,….người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, đánh giá lại. Dựa trên đánh giá lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Vì vậy không được chủ quan xử trí và điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà. Bởi tình trạng ngộ độc có thể gây ra các biến chứng và để lại nhiều di chứng nặng nếu không được loại bỏ hoàn toàn độc tố.
Khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể áp dụng:
– Ăn chín uống sôi theo quy định của Bộ Y Tế.
– Vệ sinh tay sạch sẽ trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm tươi sống.
– Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
– Hạn chế sử dụng đồ tươi sống khi chưa đảm bảo được quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu lựa chọn nguyên vật liệu và chế biến.
– Không sử dụng thực phẩm đã bị ôi thiu, mốc,…
– Thực phẩm để qua đêm cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
– Sử dụng các nguyên liệu an toàn, không chứa các chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm mà Doctor4U muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Bệnh lý ngộ độc thực phẩm có thể xảy đến với bất kỳ ai, do đó nhận biết sớm sẽ giúp bạn điều trị, tránh các nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. Mọi thông tin cần tư vấn và liên hệ đặt lịch, vui lòng gọi hotline: 024.32.212.212.