Là một trong hai thể chính của tai biến mạch máu não, nhồi máu não chiếm đến 80% các trường hợp lâm sàng. Nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là hung thủ gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Với tần suất xuất hiện nhiều như thế, việc nắm chắc những kiến thức, biết cách nhận dạng và xử trí nhồi máu não là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Doctor4U tìm hiểu qua bài viết dưới đây."/>
Nhồi máu não là một thể của tai biến mạch máu não đặc trưng bởi tình trạng thiếu máu cung cấp lên não bởi sự tắc nghẽn. Nó khác với xuất huyết não là khi mạch máu não bị vỡ ra. Tế bào não bị thiếu máu cũng đồng nghĩa với việc không được cung cấp oxy. Trong khi nhu cầu oxy của chúng được xem là cao nhất cơ thể. Tình trạng này dẫn đến việc các tế bào não bị tổn thương và chết đi, ảnh hưởng đến chức năng mà chúng chi phối.
Có 3 cơ chế dẫn đến nhồi máu não:
– Tắc mạch: Đây là sự tắc nghẽn tại chỗ của một động mạch. Sự tắc nghẽn này có thể đến từ nguyên nhân thành động mạch như xơ vữa động mạch, hoặc do viêm động mạch, bóc tách động mạch, phình động mạch,…
– Lấp mạch: Đây là trường hợp khi cục máu đông từ nơi khác di chuyển đến động mạch não, làm tắc mạch, ngăn chặn dòng máu đến nuôi vùng não phía sau. Nhồi máu não do lấp mạch có thể có nguồn gốc từ tim, động mạch chủ hoặc mạch máu lớn.
– Giảm tưới máu toàn thân: Điều này dẫn đến giảm áp lực tưới máu làm lưu lượng máu lên não không đủ. Trong trường hợp này, không chỉ ảnh hưởng đến não mà còn đến các cơ quan khác.
Nhồi máu não là một tình trạng cực kỳ cấp tính. Đồng thời nó cũng có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ xấu đi của diễn tiến lâm sàng. Sau đây là một số biến chứng phổ biến của nhồi máu não cấp.
Đây là một biến chứng phổ biến của nhồi máu não và cũng là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến viêm phổi hít. Khó nuốt liên quan đến nhồi máu não là khó nuốt vùng hầu họng. Hay nói cách khác làm giảm chức năng nuốt của đường tiêu hóa trên. Điều nguy hiểm là nó có thể gây nên sự xâm nhập bất thường của thức ăn hoặc nước uống vào đường thở của người bệnh. Từ đó dẫn đến viêm phổi hít và có thể khiến người bệnh tử vong.
Huyết khối tĩnh mạch bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi. Điều này có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế nên điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch được chỉ định cho tất cả bệnh nhân tai biến mạch máu não nói chung và nhồi máu não cấp nói riêng có hạn chế vận động.
Hai nhiễm trùng thường gặp nhất là viêm phổi và nhiễm trùng đường tiểu. Có 4 – 10% bệnh nhân nhồi máu não cấp bị viêm phổi. Nó góp phần làm tỷ lệ tử vong nâng cao hơn và làm kết quả điều trị lâu dài kém đi. Còn nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở 11 – 15% người bị nhồi máu não cấp khi theo dõi 3 tháng sau đó. Đây là một biến chứng nghiêm trọng. Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp và tổn thương thần kinh tim do nguyên nhân thần kinh là những biến chứng tiềm ẩn của nhồi máu não cấp. Chính vì thế, tất cả bệnh nhân nhồi máu não cấp đều phải được đo điện tâm đồ và mức Troponin khi nhập viện. Cùng với đó là phải theo dõi tim liên tục để phát hiện rối loạn nhịp, đặc biệt là rung nhĩ.
Viêm phổi và phù phổi cấp do nguyên nhân thần kinh cũng có thể xảy ra. Những biến chứng nghiêm trọng này đôi khi cần được đặt nội khí quản và thở máy. Phù phổi do nguyên nhân thần kinh là sự gia tăng dịch kẽ và dịch phế nang sau tai biến. Hầu hết thường phát triển đột ngột và rất nhanh chóng sau khi tổn thương thần kinh.
Đây là một vấn đề thường gặp sau tai biến mạch máu não, đặc biệt là nhồi máu não. Nó cũng là một dấu hiệu để đánh giá mức độ nghiêm trọng của nhồi máu não. Khi nó xảy ra chứng tỏ đã mất điều khiển cơ vòng từ các trung tâm thần kinh cao.
Trầm cảm sau đột quỵ rất phổ biến. Theo nghiên cứu thì có đến 29% bệnh nhân tai biến mạch máu não bị trầm cảm sau tai biến. Những yếu tố nguy cơ là khuyết tật về thể chất, tai biến với mức độ nghiêm trọng, suy giảm nhận thức và thiếu quan tâm từ gia đình.
Đều thuộc bệnh tai biến mạch máu não nhưng xử trí của nhồi máu não và xuất huyết não lại hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, việc nhận dạng được nhồi máu não là vô cùng quan trọng. Vì chỉ một sai lầm nhỏ trong xử trí cũng có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Về mặt lâm sàng, một bệnh nhân khởi phát đột ngột có dấu thần kinh khu trú mà không do chấn thương thì đó chính là tai biến mạch máu não. Nếu như không có triệu chứng của tăng áp lực nội sọ thì ta có quyền nghĩ đến xuất huyết não. Còn nếu không thì nghĩ đến nhồi máu não.
Trên lâm sàng có một thang điểm là SIRIRAJ để phân biệt giữa hai thể này. Nó được tính với công thức như sau:
SIRIRAJ = 2.5 x (rối loạn ý thức) + 2 x (đau đầu) + 2 x (nôn) + 0.1 x (HA tâm trương) – 3 x (chỉ điểm xơ vữa) – 12
Trong đó:
– Rối loạn ý thức: Tỉnh táo: 0đ; U ám ý thức: 1đ; Lơ mơ, hôn mê: 2đ.
– Đau đầu: Có: 1đ; Không: 0đ.
– Nôn: Có: 1đ; Không: 0đ.
– Chỉ điểm xơ vữa (tiếng thổi tâm thu ở động mạch cảnh/ động mạch chủ bụng; dấu kéo chuông động mạch cánh tay; có bằng chứng trên siêu âm Doppler): Có: 1đ; Không: 0đ.
Ta đánh giá kết quả như sau:
– S < -1: Nhồi máu não.
– S > 1: Xuất huyết não.
– S = 1: Phải chụp Ct-scan, MRI để khẳng định.
Nếu bệnh nhân bị nhồi máu não thì cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị tiêu sợi huyết trong khung giờ vàng. Còn nếu bị xuất huyết não thì bệnh nhân phải được vận chuyển bằng tư thế nằm, hạ huyết áp về quanh 140/90 càng nhanh càng tốt và dùng manitol chống phù não.
Hi vọng với những kiến thức trên đây Doctor4U vừa cung cấp, bạn đã nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh nhồi máu não này. Đồng thời, bạn có thể đủ tỉnh táo để phân biệt được nhồi máu não và có xử trí phù hợp nếu gặp phải trường hợp này trong thực tế.
Hiện tại, Phòng khám bác sĩ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.