Báo chí

Y tế từ xa rút ngắn khoảng cách thăm khám và điều trị định kỳ đối với người bệnh đái tháo đường

Ngày cập nhật: 27/10/2022

Bệnh lý mãn tính đái tháo đường đang dần trở thành gánh nặng cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc kiểm soát bệnh ngay từ khi đang là “hạt mầm” giúp ngăn chặn nguy cơ tiến triển.

Khoảng trống lớn trong điều trị đái tháo đường hiện nay

Đái tháo đường là một trong những bệnh Nội tiết mãn tính không lây nhiễm, có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Đường máu tăng cao trong bệnh cảnh đái tháo đường dẫn đến những tổn thương mạch máu lớn và nhỏ trong cơ thể, từ đó gây ra những hệ quả sức khoẻ, thậm chí tử vong.

Hiện nay, trên toàn thế giới có 415 triệu người (trong độ tuổi từ 20 – 79 tuổi) mắc bệnh. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới 642 triệu người (tương đương cứ 10 người lớn sẽ có 1 người mắc bệnh). Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán (46.5%).

Tầm soát sức khỏe định kỳ để sàng lọc phòng bệnh kịp thời

Tại Việt Nam, thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF Diabetes Atlas) năm 2015 cho thấy, cả nước có 3.5 triệu người mắc bệnh, dự báo tăng lên 6.1 triệu người năm 2040. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, 68.9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện, chỉ có 28.9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế. Đây được xem là một khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Theo đó, trong 2 năm diễn ra dịch Covid 19, một nghiên cứu trên 44.672 bệnh nhân COVID-19 tại Trung Quốc công bố tháng 2/2020 cho thấy, tỷ lệ tử vong chung là 2,3% (1023/44672). Nhưng tỷ lệ tử vong ở những người có đái tháo đường là 7,3% (gấp 3,2 lần), ở những người có bệnh tim mạch là 10,5% (gấp 4,6 lần). Có thể thấy, những người mắc bệnh mãn tính: bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh phổi mãn tính,… có hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh lý khác với tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường.

Chủ động để không phải nói “Giá như”

Trong cuộc chiến bảo vệ sức khoẻ, thắng hay thua nằm ở hai chữ “sớm” hay “muộn”, hay đúng hơn là “chủ động” hay “bị động”… Rất nhiều người sống sót qua thời kỳ bom đạn hào hùng của đất nước với cơ thể lành lặn, nhưng lại phải “cưa chân” chỉ vì biến chứng bàn chân của bệnh lý đái tháo đường. Những câu chuyện kết thúc bằng hai chữ “giá như…” đầy xót xa và tiếc nuối chỉ đơn giản là vì việc quản lý bệnh lý tiểu đường không kịp thời, không chủ động và không hiệu quả.

Theo Thạc sỹ Bác sĩ Nguyễn Đình Đức, khoa Nội tiết, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh nhân đái tháo đường cần được thăm khám định kỳ thường xuyên từ 3 – 6 tháng/lần. Đồng thời bệnh nhân cần được theo dõi ít nhất một lần về chức năng tim mạch, thận, mắt… mỗi năm để đề phòng các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều bệnh nhân không thực hiện được điều này khiến tỷ lệ mắc bệnh và tiến triển của bệnh ngày càng gia tăng”.

Ước tính có tới hơn 70% người bệnh không được quản lý bệnh một cách đều đặn. Một trong những lý do khiến cho tình trạng bệnh lý đái tháo đường không được chẩn đoán và kiểm soát tốt là do người dân chưa có thói quen khám, tầm soát bệnh lý hoặc do các trở ngại đến từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn nên khó tiếp cận được với các dịch vụ y tế hiện đại.

Thông qua ứng dụng Doctor4U, bác sĩ giúp người bệnh mãn tính theo dõi,p/quản lý bệnh từ xa

Thông qua ứng dụng Doctor4U, bác sĩ giúp người bệnh mãn tính theo dõi, quản lý bệnh từ xa

Gánh nặng bệnh lý tạo điều kiện cho các giải pháp công nghệ

Để khắc phục những vấn đề trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án, can thiệp và chăm sóc chuyên sâu cho bệnh nhân đái tháo đường, Phòng khám Bác sỹ Gia đình Doctor4U triển khai giải pháp tối ưu hoá mô hình điều trị đái tháo đường dựa trên nền tảng số (Telediabetes). Với nền tảng số Telediabetes của Doctor4U, các bệnh nhân sẽ được các bác sỹ chuyên khoa Nội tiết từ các bệnh viện hàng đầu theo dõi, chăm sóc và hướng dẫn về sinh hoạt, dinh dưỡng, sử dụng thuốc để việc quản lý bệnh lý tiểu đường đạt hiệu quả cao và bền vững.

Phòng khám Doctor4U là hệ sinh thái kết nối, tích hợp giữa phần mềm, thiết bị y tế và dữ liệu bệnh nhân để cải thiện chất lượng, tiết kiệm chi phí điều trị. Phòng khám kết hợp giữa thăm khám trực tiếp và thăm khám online giúp người bệnh quản lý bệnh hiệu quả.

Thông qua ứng dụng Doctor4U, phòng khám Bác sỹ Gia đình triển khai khi tư vấn, tầm soát và giúp người bệnh theo dõi bệnh từ xa. Đây là ứng dụng di động với công nghệ lõi là trí tuệ nhân tạo, giúp người bệnh có thể nhận được sự tư vấn của bác sĩ thông qua các cuộc gọi video bất cứ thời gian, địa điểm nào.

Chỉ với một thiết bị kết nối internet, toàn bộ quá trình tư vấn, thăm khám và theo dõi sức khoẻ của người bệnh đều được thực hiện đồng bộ hoá trên không gian mạng. Đội ngũ bác sĩ tư vấn chuyên môn là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, công tác tại hầu hết các viện lớn trên toàn quốc.

Có thể nói, ứng dụng công nghệ trong y khoa ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt làm giảm gánh nặng của bệnh lý đối với hệ thống chăm sóc sức khoẻ.  Phòng khám Doctor4U mong muốn mang tới hiệu quả kép cho bệnh nhân và bác sĩ:

  • Bác sĩ thuận tiện trong việc thao tác, xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử cho người bệnh.
  • Bệnh nhân tự theo dõi sức khoẻ và biết được tình trạng bệnh lý, kết quả điều trị.
  • Đặc biệt, với những bệnh mãn tính cần theo dõi liên tục như tim mạch, ung thư, bệnh phổi, tiểu đường… được tiếp cận với dịch vụ y tế đều đặn, định kỳ.

Vượt qua khoảng cách địa lý, khám chữa bệnh từ xa giúp người người dân mắc bệnh đái tháo đường được kiểm soát bệnh tốt ngay tại nhà, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Telemedicine chính là “cánh tay nối dài” giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại và giảm thiểu tối đa nguy cơ tiềm ẩn.

 

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon