Tin tức

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Ngày cập nhật: 17/05/2023

Di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Điều này không chỉ khiến bản thân bệnh nhân mà còn người thân trong gia đình lo lắng. Vậy ung thư dạ dày có di truyền không? Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư dạ dày là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư dạ dày là bệnh lý như thế nào?

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh xuất hiện khi có sự tăng sinh quá mức các tế bào dạ dày, hình thành các khối u ác tính. Những tế này ung thư này có thể xâm lấn các khu vực lân cận và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Về dịch tễ học, ung thư dạ dày đứng hàng đầu trong các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. Trong đó, độ tuổi mắc thường gặp là từ 50 – 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất, độ tuổi mắc ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm để phát hiện các bất thường bệnh lý.

 

Nên chủ động đi khám sức khỏe để phát hiện các bệnh lý, trong đó có ung thư dạ dày

Trên thực tế, ung thư dạ dày chẩn đoán dễ nhưng lại khó phát hiện được ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân là do triệu chứng mơ hồ và sự chủ quan của người bệnh. Vì vậy khi phát hiện thì phần lớn người bệnh đã ở giai đoạn cuối, tiên lượng nặng và tỷ lệ tử vong cao.

2. Ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư dạ dày có di truyền không là chủ đề được nhiều người quan tâm. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tính di truyền của bệnh và dưới đây là một số kết quả mà bạn có thể tham khảo:

– Nguy cơ mắc tăng cao gấp 2 – 4 lần ở nhóm đối tượng mà gia đình có người bị ung thư dạ dày.

– Người có nhóm máu A tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với bình thường.

– Sinh đôi đồng hợp tử có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với sinh đôi dị hợp tử.

Những nghiên cứu trên cho thấy, di truyền là một yếu tố có ảnh hưởng mật thiết tới tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ bị ung thư nếu người thân trong gia đình từng mắc. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

Ngoài di truyền thì còn rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như:

– Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là nguyên nhân hàng đầu theo khuyến cáo của Tổ Chức Y tế Thế giới WHO năm 1994.

– Chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa Nitrat như thịt hun khói, thức ăn đóng hộp, đồ muối chua,…

– Tiền sử mắc các bệnh lý như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, polyp tuyến dạ dày, dị sản ruột,…

3. Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày rất khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân do triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu và sự chủ quan của người bệnh. Vì vậy nếu bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì cần đi khám sức khỏe sớm:

– Đau nhẹ vùng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, tiêu chảy, nôn,… Đây là những dấu hiệu sớm nhưng dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng.

– Đau thượng vị tăng dần, đau liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm khi điều trị với PPI.

– Xuất huyết tiêu hóa như đi cầu phân đen, đi cầu ra máu đỏ tươi, nôn ra máu,…

– Chán ăn, mệt mỏi, sút cân.

– Sờ thấy khối u ở vùng thượng vị. Thường khối u nằm ở vị trí trên hoặc ngang rốn. Tuy nhiên trên thực tế thường ít gặp.

– Các dấu hiệu của di căn như vàng da, chướng bụng, gan to đau, thủng dạ dày,…

4. Phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày chuẩn xác

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường đối với sức khỏe. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán thường được dùng tại các bệnh viện:

4.1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là chỉ định đầu tay đối với các bệnh nhân có triệu chứng như đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua,… Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi, phía đầu có gắn camera đi từ miệng, thực quản tới dạ dày để kiểm tra. Toàn bộ hình ảnh sắc nét của niêm mạc dạ dày, thực quản sẽ hiển thị trên màn hình máy tính để bác sĩ đánh giá.

Hiện nay kỹ thuật mới nhất là nội soi bằng ống soi mềm có kèm gây mê được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi. Với ưu điểm an toàn, ít biến chứng và có hiệu quả cao trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa.

4.2. Sinh thiết làm giải phẫu bệnh

Sinh thiết làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư dạ dày. Đây là xét nghiệm được kết hợp khi thực hiện nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ bấm mẫu sinh thiết nếu hình ảnh nghi ngờ bệnh lý ác tính. Kết quả giải phẫu bệnh không chỉ giúp chẩn đoán xác định và còn phân loại bệnh và định hướng phương pháp điều trị.  

4.3. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh bao gồm siêu âm, chụp CT hoặc MRI. Đây là xét nghiệm để đánh giá tình trạng di căn và theo dõi tiến triển của bệnh.

Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, bạn nên tìm kiếm các cơ sở y tế uy tín có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi. Phòng khám Doctor4U là một trong những cơ sở chăm sóc sức khỏe tin cậy của người dân ở khu vực Hà Nội mà bạn có thể tham khảo.

Hy vọng những thông tin mà Doctor4U cung cấp có thể giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư dạ dày có di truyền không. Nếu nhận thấy những thay đổi trong sức khoẻ, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn tốt nhất. DOCTOR4U luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7. Hotline: 024.32.212.212

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon