Theo thống kê, ung thư vú là một trong 10 bệnh lý ung thư phụ khoa phổ biến ở nữ hiện nay. Bệnh có tỷ lệ mắc cao, đặc biệt ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 15.000 bệnh nhân ung thư vú mới mắc được chẩn đoán. Tỷ lệ bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hoá. Có trên 40% người bệnh mắc ung thư vú trong độ tuổi từ 40 – 45 tuổi.
Tổng quan ung thư vú
Điều trị bệnh ung thư vú phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ tiến triển của bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm trong giai đoạn 1, khi chưa có các triệu chứng rõ ràng, khối u có kích thước nhỏ, không di căn, cơ hội chữa khỏi có thể lên tới 90%. Nếu phát hiện ở giai đoạn 2, cơ hội chữa khỏi là 80% và ở giai đoạn 3, cơ hội điều trị giảm còn 60%. Nếu phát hiện bệnh càng muộn, tỷ lệ điều trị khỏi càng giảm.
Do đó, để phát hiện sớm bệnh lý ung thư phụ khoa, chị em phụ nữ cần thường xuyên tự kiểm tra vú. Ngoài ra, nên đi chụp Xquang tuyến vú hoặc siêu âm tuyến vú định kỳ hàng năm. Nếu phát hiện khối u cần làm thêm sinh thiết tuyến vú để xác định nguy cơ ác tính hay lành tính của bệnh.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh lý thường gặp ở độ tuổi nữ giới từ 30 tuổi trở đi. Ngày nay, ung thư cổ tử cung đúng thứ hai trong số các bệnh ung thư sinh dục ở nữ giới về cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong.
Ung thư cổ tử cung
Thống kê của bộ Y tế tại nước ta, hàng năm có tới 6000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung được phát hiện. Cứ mỗi ngày thì cứ 9 phụ nữ lại có 1 phụ nữ tử vong vì căn bệnh ung thư phụ khoa này.
Một trong những nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung là HIV – Tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Do đó, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên tiêm vaccine HPV càng sớm càng tốt để phòng nhiễm khuẩn. Đồng thời, khám và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, thường xuyên. Khi phát hiện các tổn thương tiền ung thư cần điều trị kịp thời, hiệu quả để ngăn nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Ung thư tử cung ở nữ giới là bệnh lý xuất phát từ nội mạc tử cung. Đây cũng là một trong những loại ung thư phụ khoa thường gặp tại Việt Nam, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
Bệnh thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư tử cung trong độ tuổi 55 – 65 chiếm khoảng 85%. Chính vì vậy, phụ nữ sau 40 tuổi cần tầm soát ung thư tử cung và các loại ung thư khác.
Một trong những bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm hàng đầu của nữ giới không thể không kể tới ung thư buồng trứng. Bệnh lý được coi là sát thủ thầm lặng với phụ nữ, đặc biệt nữ giới sau mãn kinh (sau 55 tuổi). Hàng năm, trên thế giới có hơn 20.000 phụ nữ được phát hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng
Giống với các bệnh lý ung thư khác, bệnh ung thư buồng trứng trong giai đoạn đầu thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện do đi khám tình cờ hoặc khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn muộn. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như:
Để phát hiện sớm bệnh lý, người bệnh cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, siêu âm tử cung – phần phụ, siêu âm đầu dò âm đạo, hay chụp CT Scans nếu siêu âm có nghi ngờ.
Tầm soát ung thư là một trong những phương pháp giúp bác sĩ phát hiện sớm tế bào ung thư trong cơ thể ngay cả khi chưa biểu hiện triệu chứng. Việc thăm khám và sàng lọc ung thư phụ khoa giúp phụ nữ giảm tỷ lệ mắc bệnh ở giai đoạn muộn, tăng khả năng điều trị bệnh. Trên đây là một số thông tin mà Doctor4U muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.