Tin tức

Những điều cần biết về bệnh lý tay chân miệng

Ngày cập nhật: 10/05/2023

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh lý truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch. Cao điểm của bệnh thường vào tháng 3 – 5, tháng 8 – 9 hàng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số điều cần biết về bệnh lý tay chân miệng.

1. Tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng do các loại virus họ virus tiêu hoá (gọi chung là Enterovirus) gây ra. Tác nhân thường gặp nhất là virus Coxsackie A16, trong khi Enterovirus 71 (EV71) thì ít gặp hơn. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng nước ta cho biết, số trường hợp trẻ tử vong vì tay chân miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra, tử vong phổ biến nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Chiếm 75 – 86% trong tổng số các trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng. 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng là như nhau đối với các loại virus, tuy nhiên bệnh nhân nhiễm virus EV71 có nguy cơ biến chứng và dẫn tới tử vong cao hơn. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: viêm não do virus, viêm màng não, tổn thương cơ tim… 

2. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh. 

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh như: 

  • Bệnh khởi phát trong vòng 1 – 2 ngày, triệu chứng bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy… 
  • Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 3 – 10 ngày với các triệu chứng như: xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, đau miệng khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Trẻ có phát ban trên da dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông,… Các biểu hiện toàn thân như: sốt nhẹ, nôn. 
  • Giai đoạn lui bệnh thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có các biến chứng

Cận lâm sàng: Chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ chủ yếu dựa vào xét nghiệm RT – PCR hoặc phân lập virus để chẩn đoán xác định nguyên nhân. 

3. Bệnh tay chân miệng có bị tái nhiễm không? 

Theo các chuyên gia tại DOCTOR4U, bệnh tay chân miệng có thể bị nhiều lần do: 

Trẻ em và người lớn sau khi nhiễm virus gây bệnh, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có thì người bệnh vẫn có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể này không nhiều và không bền vững theo thời gian. Do đó, kháng thể không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm kế tiếp nếu trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh. 

Ngoài hai chủng phổ biến gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam, còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần. 

Khi nhiễm bệnh, trẻ chỉ có kháng thể chống loại 1 loại virus mà trẻ mới nhiễm, hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng virus tay chân miệng. 

3. Chăm sóc đúng cách cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà 

Hầu hết các trường hợp bệnh tay chân miệng, các bác sĩ sẽ cho trẻ được theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo theo các nguyên tắc quan trọng sau: 

  • Thực hiện cách ly đúng cách 
  • Trẻ mắc tay chân miệng cần phải được nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh cho trẻ khác trong môi trường học đường, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển thành dịch. 
  • Nếu gia đình có nhiều trẻ nhỏ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối trẻ mắc bệnh với trẻ lành, đặc biệt: Không dùng chung các vật dụng sinh hoạt, không ăn uống chung,…

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh lý tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn trực tiếp về khám sức khỏe nhi khoa, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 024.32.212.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon