Tin tức

Tìm hiểu bệnh lý đậu mùa khỉ và các khuyến cáo của Bộ Y tế

Ngày cập nhật: 15/12/2022

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua giám sát dịch tễ. Bệnh lý tuy không phải là mới nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến. Cùng Doctor4U tìm hiểu về bệnh lý và cách phòng tránh đậu mùa khỉ thông qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là bệnh đậu mùa khỉ? 

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) không phải là bệnh mới. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ 

Trưởng hợp bệnh đầu tiên được ghi nhận ở người là năm 1970 tại cộng hoà Dân chủ Công Gô. Kể từ đó, bệnh trở thành bệnh lý ở người lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi. Dịch bệnh đậu mùa khỉ có cùng họ virus với bệnh đậu mùa, tuy nhiên dấu hiệu đậu mùa khỉ sẽ nhẹ hơn. Theo các chuyên gia Y tế, bệnh đậu mùa khỉ khó lây lan và bùng phát mạnh so với Covid-19. 

2. Đường lây truyền của đậu mùa khỉ

Covid-19 có đường lây truyền qua giọt bắn. Tuy nhiên, đậu mùa khỉ lây truyền qua tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì vậy, cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hoặc giường ngủ với những người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. 

Theo phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua 3 con đường chính là: 

  • Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm virus lây nhiễm cho người. 
  • Những người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đang bị nhiễm bệnh. 
  • Những người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ 

Những triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 5 – 21 ngày. Khi đó, da người nhiễm bệnh bắt đầu có những dấu hiệu tổn thương, sau đó là đường hô hấp, niêm mạc mũi, mắt, miệng…

3. Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ 

Thời gian ủ bệnh của đậu mùa khỉ thường từ 5 – 21 ngày kể từ khi nghi nhiễm mắc bệnh. 

Dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ

Giai đoạn đầu (1 – 5 ngày đầu): Người bệnh có các dấu hiệu như đau đầu, sốt, đau cơ, đau lưng, nhất là sưng hạch. 

Giai đoạn thứ hai (1 – 3 ngày sau cơn sốt suy giảm): Lúc này, người bệnh bắt đầu có những nổi phát ban. Các nốt ban có thể kéo dài theo trình tự trong khoảng 2 – 4 ngày. Ban đầu, những nốt mụn có mủ nước chỉ xuất hiện lưa thưa, sau đó phát tán khắp cơ thể. Bên trong mỗi mụn nước chứa đầy dịch mủ. Khi điều trị tốt sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường. 

Ngoài ra, có những bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện lâm sàng không quá điển hình khi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, phát ban vẫn được coi là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh. 

3. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam nằm trong khu vực Thái Bình Dương, nguy cơ xâm nhập của bệnh từ thấp cho đến trung bình. Việc đánh giá chi tiết sự nguy hại của bệnh dựa trên các tiêu chí: 

  • Tính trầm trọng của dịch bệnh đậu mùa khỉ 
  • Yếu tố xâm nhập của bệnh dịch 
  • Lây lan của dịch trong khu vực lãnh thổ 

Trong đó, trẻ em và người có hệ miễn dịch kém khi mắc đậu mùa khỉ có thể gặp phải tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đậu mùa khỉ ít gây tử vong vì chỉ phát hiện được 10% số người nhiễm bệnh ở Trung Phi tử vong. Chưa có trường hợp nào bên ngoài châu Phi được xác nhận tử vong do đậu mùa khỉ tính tới thời điểm hiện tại. 

4. Các xử trí khi có dấu hiệu đậu mùa khỉ

Để giảm thiểu tình hình của dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay, chủ yếu là phương pháp cách ly và vệ sinh nơi ở, nhà cửa sạch sẽ. Đồng thời, những người xuất hiện triệu chứng bệnh sẽ giảm nhẹ trong vòng từ 2 – 4 tuần, cơ thể dần bắt đầu tự khỏi bệnh. Nếu bạn không may có những triệu chứng nhiễm bệnh, cần thăm khám và dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ. 

Cách xử lý bệnh đậu mùa khỉ

Ngoài ra, bệnh đậu mùa khỉ không phải là biến chủng mới, đã có một số loại vaccine được đưa vào để đăng ký. Tuy nhiên, WHO không khuyến cáo sử dụng vaccine tiêm đại trà cho mọi người dân, mà chỉ sử dụng cho một số đối tượng như: 

  • Những người đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ 
  • Những người có nhiệm vụ hỗ trợ người bệnh mắc đậu mùa khỉ như nhân viên y tế, những người làm việc tại các phòng xét nghiệm. 

4. Chủ động phòng ngừa đậu mùa khỉ 

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm: 

  • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi để giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần, hoặc ống tay áo; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 
  • Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay. 
  • Những người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo một hay nhiều triệu chứng nghi ngờ của bệnh cần chủ động liên hệ cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. 
  • Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở hay nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần thông báo cho cơ quan y tế. 
  • Người đến các quốc gia có lưu hành bệnh dịch đậu mùa khỉ (Trung Phi, Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với các loại động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng… vì có thể chứa virus gây bệnh. Khi quay về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế. 
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực và nâng cao sức khoẻ. 

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lý đậu mùa khỉ. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh và cách chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon