Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi thường đi tiêu ít nhất 2 lần/ngày, có một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần/tuần. Khi trẻ được 2 tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần/ngày, phân thường mềm, đóng khuôn. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có số lần đi tiêu khác nhau, có trẻ đi tiêu 2 ngày 1 lần.
Trẻ em được xem là bị tiêu chảy khi trong phân có nhiều nước hơn bình thường, hoặc đi tiêu trên 3 lần/ngày. Tiêu chảy là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, giúp loại bỏ vi trùng. Hầu hết các đợt tiêu chảy ở trẻ em sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần. Tiêu chảy có thể xảy ra kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút, phát ban,…
Tiêu chảy ở trẻ em là gì?
Tiêu chảy phân thành 2 loại:
Tiêu chảy cấp: Trẻ đi ngoài phân lỏng, kéo dài dưới 14 ngày, nguyên nhân thường do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn, hoặc do siêu vi.
Tiêu chảy mãn tính: Tình trạng tiêu chảy kéo dài trong vài tuần, xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp thức ăn, dị ứng thức ăn,…
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một số lý do phổ biến nhất như:
Virus: Viêm dạ dày ruột do virus là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nó gây ra tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày, trẻ dễ bị mất nước do không bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể. Các loại virus thường gặp ở trẻ như Rotavirus, Enterovirus,…
Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây tình trạng tiêu chảy ở trẻ em như E Coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella,… Vi khuẩn xâm nhập hệ tiêu hoá sau khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng, nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi nhiễm.
Ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng được xem là tác nhân gây tiêu chảy ở trẻ như: Giardiasis, Cryptosporidiosis,…
Ngoài ra, trẻ còn bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác như: dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose, fructose, sucrose, chế độ ăn nhiều đường, các vấn đề bệnh lý đường ruột (viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng…)
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy có thể gặp phải các triệu chứng như:
Đi ngoài nhiều lần trong ngày: Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở trẻ. Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (ít nhất 3 lần trong ngày), phân lỏng, nhiều nước, có mùi tanh hoặc chua, phân có thể lẫn nhầy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
Trẻ nôn trớ, ói: Khi tiêu chảy do virus Rota hoặc do tụ cầu, trẻ thường có hiện tượng nôn trớ. Nôn và đi ngoài liên tục khiến trẻ dễ bị mất nước và các chất điện giải. Lúc này, trẻ có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt khô, da mất sự đàn hồi, tụt huyết áp, thậm chí có thể ngất xỉu, hôn mê. Cho nên, bố mẹ cần phải có hướng xử trí kịp thời, bù nước và điện giải cho trẻ để tránh nguy hiểm tính mạng.
Trẻ biếng ăn: Biếng ăn có thể xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy cấp nhiều ngày. Biểu hiện biếng ăn ở trẻ nhỏ là chán ăn, bỏ bú, thích uống nước.
Đau rát hậu môn: trẻ tiêu chảy do phải đi ngoài nhiều lần, đôi khi còn tiêu chảy ra máu, dẫn đến tình trạng đau rát hậu môn.
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Trẻ tiêu chảy thường hay mệt mỏi, quấy khóc, không muốn chơi, thậm chí có một số trường hợp trẻ hôn mê do mất nước nặng.
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của con. Do đó, bố mẹ cần chủ động phòng tránh tiêu chảy cho con bằng cách:
Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh lý tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn trực tiếp về khám sức khỏe nhi khoa, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 024.32.212.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.