Tin tức

Ngộ độc thực phẩm nên uống thuốc gì?

Ngày cập nhật: 19/04/2023

Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì? Tìm hiểu chi tiết tại đây cùng bác sĩ DOCTOR4U

Khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể tuân theo các phản ứng tự nhiên nhằm thanh lọc và loại bỏ các vi khuẩn, độc tố có hại ra khỏi đường tiêu hóa. Do đó sử dụng các loại thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy không được khuyến cáo. Vậy ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Doctor4U.

1. Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

Ở nước ta, các trường hợp ngộ độc thực phẩm tại các trường học, khu công nghiệp,…không còn quá xa lạ. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố, vi khuẩn, nấm mốc hoặc các chất phụ gia có hại cho sức khỏe.

Ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy kéo dài, mệt mỏi, chán ăn,… Nếu không được phát hiện và xử trí sớm có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính,…

Theo nhiều thống kê, ở nước ta hằng năm có khoảng 8 triệu người bị ngộ độc thực phẩm và khoảng 10% số ca bị tử vong. Đây là một con số đáng báo động. 

Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

2. Ngộ độc thực phẩm nên uống thuốc gì?

Ngộ độc thực phẩm có nhiều mức độ và không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng đến thuốc. Vậy ngộ độc thực phẩm nên uống thuốc gì?

Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, các triệu chứng thường tự khỏi mà không cần điều trị gì. Bởi cơ thể sẽ xuất hiện các cơ chế bảo vệ như tiêu chảy, nôn,… nhằm thanh lọc và đào thải tác nhân gây bệnh ra khỏi đường tiêu hóa.

Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng cần được điều trị giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân dựa trên tác nhân gây bệnh.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị ngộ độc thực phẩm:

2.1. Oresol (ORS)

Oresol được dùng để bổ sung nước ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa. Khi sử dụng ORS cần lưu ý:

– Pha loãng theo tỷ lệ 1 gói ORS với 2 lít nước sôi để nguội và sử dụng trong vòng 24h.

– Đối với trẻ nhỏ cần uống ORS bằng thìa và uống từ từ. Không nên uống quá nhanh vì sẽ gây kích thích buồn nôn cho trẻ.

– Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu mất nước cần sử dụng ORS theo chỉ định của bác sĩ.

– Các trường hợp có dấu hiệu mất nước nặng, ngoài sử dụng chế phẩm ORS bệnh nhân cần được truyền tĩnh mạch để bù nước nhanh chóng.

2.2. Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt quen thuộc. Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm có kèm theo sốt cao có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt. Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

2.3. Kháng sinh

Kháng sinh chỉ được sử dụng theo đơn của bác sĩ, không được tự ý điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc. Thông thường, kháng sinh được chỉ định trong trường hợp ngộ độc thực phẩm có sốt sốt, đi ngoài phân có máu,…Kháng sinh có thể được điều trị theo kinh nghiệm hoặc sau khi làm kháng sinh đồ.

2.4. Thuốc chống nôn

Nôn là phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm đào thải ra khỏi đường tiêu hóa. Vì vậy không nên sử dụng các thuốc chống nôn, trừ trường hợp bệnh nhân nôn liên tục, nôn không cầm được. Tuy nhiên các trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đều được chỉ định rửa dạ dày bằng các kỹ thuật y khoa nên thuốc chống nôn thường ít được chỉ định.

Không sử dụng thuốc chống nôn khi không có chỉ định bác sĩ

3. Những lưu ý khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm dù ở mức độ nhẹ cũng cần phải xử trí sớm để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tránh diễn tiến nặng và những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lưu ý khi bị ngộ độc thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:

– Khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Không nên tự điều trị tại nhà.

– Khi nôn cần nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên để tránh chất nôn trào  ngược vào phổi gây ngưng thở.

– Nên sử dụng các thực phẩm đã nấu chín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Ngưng sử dụng các thực phẩm nghi ngờ nhiễm khuẩn, nấm mốc,… và gửi mẫu đi xét nghiệm khi cần.

– Không được sử dụng các loại nước ngọt đóng chai để thay thế nước lọc. Bởi nồng độ glucose cao làm tăng tính thẩu thấm và gây tiêu chảy mất nước nặng.

Hy vọng những thông tin mà DOCTOR4U cung cấp có thể giúp bạn đọc trả lời câu hỏi ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì. Khi có các dấu hiệu ngộ độc, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý điều trị tại nhà, tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Mọi thông tin cần tư vấn với bác sĩ tại nhà và liên hệ đặt lịch, vui lòng gọi hotline: 024.32.212.212.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon