Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus Dengue gây ra. Virus Dengue có 4 type là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chủ yếu là do virus Dengue Type D1, và D2 gây nên, sau đó là D3, D4. Sau khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời đối với type đã mắc. Tuy nhiên, người bệnh không có miễn dịch chéo với các type virus còn lại, do đó vẫn có thể sốt xuất huyết tái nhiễm với các type khác. Mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời, tương ứng với 4 type của virus.
Sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai thường nguy hiểm hơn lần đầu do bệnh diễn tiến nặng hơn, bất thường hơn. Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao, đặc biệt những người có bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, gan thận… hoặc phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người cao tuổi…
Ở lần đầu mắc bệnh, người bệnh thường mắc sốt xuất huyết do virus type D1 gây ra – type cổ điển với những diễn biến lâm sàng nhẹ. Các triệu chứng của bệnh thường là: mệt mỏi, nhức đầu, xuất huyết ít và thời gian mắc bệnh ngắn. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có kháng thể suốt đời với type D1. Những lần mắc bệnh sau, người bệnh mắc các type huyết thanh khác, do đó cơ thể tồn tại song song 2 loại kháng thể. Hai loại kháng thể ngày có thể xảy ra xung đột gây nên phản ứng tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu gây ra các biểu hiện nặng hơn như: choáng váng, xuất huyết, thậm chí truỵ tim.
Sốt xuất huyết không lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh mà lây nhiễm qua các đường sau:
Con đường lây lan sốt xuất huyết
Đây là đường lây truyền phổ biến nhất, thông qua trung gian lây bệnh là muỗi vằn Aedes Aegypti. Muỗi vằn sau khi hút máu người bệnh hoặc người lành mang bệnh (không có triệu chứng), sau đó đốt (chích) người khỏe mạnh sẽ đưa virus vào cơ thể và gây bệnh.
Đường lây này ít phổ biến hơn so với lây bệnh do muỗi vằn đốt. Người lành có nguy cơ mắc bệnh cao nếu lấy máu của người mang mầm bệnh truyền qua người lành, hoặc khi người lành và người bệnh dùng chung bơm kim tiêm.
Một số đường lây truyền ít gặp khác như:
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, chẩn đoán sốt xuất huyết thường dựa vào yếu tố dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số xét nghiệm giúp phát hiện bệnh và mức độ bệnh như:
Từ tháng 6 năm 2016, vaccine phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới đã được cấp phép lưu hành. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện chưa được sử dụng do tính miễn dịch của vaccine chưa cao, còn nhiều lo ngại về tính hiệu quả và độ an toàn.
Phòng ngừa sốt xuất huyết
Phòng và diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy như:
Thay đổi các thói quen sinh hoạt
Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng và chi phí điều trị. Mọi người cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh và loại bỏ muỗi vằn xung quanh môi trường sống.