giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và con trong thai kỳ, tạo sức đề kháng tốt và tránh mắc các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho bé. Tiêm chủng trước khi mang thai gồm những mũi tiêm nào là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu những mũi tiêm mà phụ nữ cần tiêm trước khi chuẩn bị mang thai qua bài viết dưới đây. "/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

Những mũi tiêm mà phụ nữ cần tiêm trước khi chuẩn bị mang thai

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Tiêm chủng trước khi mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và con trong thai kỳ, tạo sức đề kháng tốt và tránh mắc các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho bé. Tiêm chủng trước khi mang thai gồm những mũi tiêm nào là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu những mũi tiêm mà phụ nữ cần tiêm trước khi chuẩn bị mang thai qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần tiêm chủng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hơn bình thường khiến cho cơ thể của người mẹ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh nguy hiểm có thể gây dị tật thai nhi như Rubella, quai bị, thủy đậu; gây sảy thai, đẻ non như sởi, cúm,… hoặc có thể gây ra hậu quả nặng nề khi em bé trưởng thành như viêm gan B. Tiêm chủng trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa bệnh cho cả mẹ và bé hiệu quả nhất. 

Cần tiêm phòng bao lâu trước khi mang thai?

Trước khi mang thai, chị em được khám sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể và khả năng miễn dịch của cơ thể đối với từng loại bệnh. Tùy thuộc vào lượng kháng thể trong cơ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên tiêm bao nhiêu loại vaccine và tiêm trước bao lâu. Một số loại vaccine cần tiêm trước thai kỳ 3 tháng (như Rubella, thủy đậu) nhưng cũng có loại vaccine có thể tiêm trong thai kỳ (như cúm),…

Những mũi tiêm mà phụ nữ cần tiêm trước khi mang thai

Tiêm phòng sởi, quai bị và Rubella

Vaccine phòng sởi, quai bị, Rubella (MMR) hiện đang là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi 3 căn bệnh này. Lịch tiêm chủng trước khi mang thai được khuyến cáo tốt nhất đối với loại vaccine này là 3 tháng trước khi mang thai. 

  • Bệnh sởi: Mắc sởi khi mang thai không gây dị tật cho thai nhi, tuy nhiên có thể tăng tỉ lệ tử vong đối với bà mẹ lên 3 lần, đồng thời tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non,… Trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm sởi có thể bị nhẹ cân hoặc mắc sởi tiên phát, suy giảm hệ miễn dịch.
  • Quai bị: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ mắc quai bị có thể khiến cho thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh, sảy thai. Ở 3 tháng cuối có thể khiến đẻ non, chết thai.
  • Rubella: Bệnh Rubella (hay còn gọi là sởi Đức) rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Virus Rubella có thể đi qua hàng rào nhau thai, xâm nhập vào bào thai và gây biến đổi trên thai nhi. Trẻ được sinh ra từ bà mẹ mắc Rubella có thể mắc nhiều dị tật nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, dị tật tim, chậm lớn,… Ngoài ra trẻ còn có thể mắc bệnh xương thủy tinh, viêm màng não, viêm phổi,… 

Tiêm phòng thủy đậu

Có khoảng 2% trẻ sinh ra bởi bà mẹ mắc thủy đậu bị các dị tật bẩm sinh, liệt chân tay hoặc đẻ non. Những người phụ nữ chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu đều cần tiêm vaccine phòng thủy đậu trước khi có em bé. Lịch tiêm vaccine này cũng giống như MMR, khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Tuy nhiên, những người đã từng mắc thủy đậu cũng cần tiêm 1 mũi tăng cường. 

Tiêm phòng cúm

Cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm gây ra. Những thay đổi miễn dịch trong thời kỳ mang thai khiến cho người mẹ dễ mắc cúm. Thai phụ mắc cúm nhiều khi phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong. Sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng của cúm có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Để bảo vệ cơ thể của bà bầu và thai nhi, phụ nữ nên tiêm phòng cúm trong thai kỳ. Hiện nay, tất cả các loại vaccine cúm đều được chứng minh là an toàn cho thai nhi.

Tiêm phòng viêm gan B

Một trong những mũi tiêm quan trọng nhất trong tiêm chủng trước mang thai là vaccine viêm gan B. Virus viêm gan B có thể được truyền sang thai nhi và gây suy gan, ung thư gan khi trẻ trưởng thành. Vaccine viêm gan B cần tiêm 3 mũi với thời gian ngắn nhất là 6 tháng, vì vậy, nếu bạn có ý định có em bé hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và đảm bảo tiêm đủ liều trước khi mang thai. 

Tiêm phòng uốn ván

Uốn ván là bệnh do 1 loại vi khuẩn gây ra, độc tố của vi khuẩn này là Clostridium tetani, loại độc tố này có thể đe dọa tính mạng. Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn này khá phổ biến, có thể đi vào cơ thể người qua các vết thương hở, vết xước hay vết cắn ở trên da. Khi xâm nhập vào da, nó tiết ra chất độc vào máu, tấn công hệ thần kinh và có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Có thể phòng bệnh uốn ván qua tiêm phòng bằng vaccine. 

Tiêm phòng uốn ván diễn ra vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Tùy từng trường hợp có thể tiêm 1 hoặc 2 mũi. Khi tiêm 2 mũi thì khoảng cách giữa 2 mũi phải cách nhau ít nhất 4 tuần. Tuy không phải loại vaccine cần tiêm trước khi mang thai nhưng chị em cần đặc biệt lưu ý để tránh bỏ sót. 

Ngoài các mũi tiêm chính và quan trọng nhất ở trên, phụ nữ trước khi mang thai có thể tiêm các vaccine phòng chủng khác: Bạch hầu, ho gà,…

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Vaccine kết hợp phòng sởi – quai bị – Rubella chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất. Khi có dịch cần tiêm nhắc lại.

Vaccine cúm có tác dụng phòng bệnh trong 1 năm, cần tiêm nhắc lại hàng năm.

Vaccine viêm gan B tiêm một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau 1 năm.

Tiêm chủng trước mang thai là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon