Được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng”, tỉ lệ tăng huyết áp hiện nay chiếm đến 25% ở người trưởng thành tại Việt Nam và đang có xu hướng tăng cao đến mức báo động đỏ. Vậy tăng huyết áp có nhận biết được hay không? Doctor4U sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này."/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

Nhận biết tăng huyết áp nhờ những dấu hiệu sau

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng”, tỉ lệ tăng huyết áp hiện nay chiếm đến 25% ở người trưởng thành tại Việt Nam và đang có xu hướng tăng cao đến mức báo động đỏ. Vậy tăng huyết áp có nhận biết được hay không? Doctor4U sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Đôi nét về tăng huyết áp

Huyết áp là áp lực lên thành mạch. Huyết áp được xác định bằng cách đo huyết áp đúng cách. Tăng huyết áp bao gồm tăng huyết áp mãn tính hoặc các cơn tăng huyết áp. Nhưng nhìn chung, huyết áp cao sẽ ảnh hưởng đến cơ quan đích đó là tim, não, thận và mạch máu ngoại vi.

Tăng huyết áp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Các hiệp hội đều thống nhất rằng một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Khi người bị tăng huyết áp không được điều trị sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ, bệnh tim, suy thận và các triệu chứng của huyết áp cao nghiêm trọng.

Nhận biết tăng huyết áp

1. Đo huyết áp đúng cách – thường xuyên

Bệnh tăng huyết áp được coi là kẻ giết người thầm lặng. Bởi đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi vô tình phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe. Do vậy, đo huyết áp đúng cách là động tác quan trọng để phát hiện huyết áp cao, cần bảo đảm:

– Băng cuốn tay phủ được 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng quấn trên khuỷu tay 2 cm. Khi đo cần bắt mạch trước. Nên bơm đến khoảng 30 mmHg trên mức áp lực đã làm mất mạch và xả xẹp nhanh ghi áp lực khi mạch tái xuất hiện, xả xẹp hết. Đặt ống nghe lên động mạch cánh tay, bơm nhanh bao hơi đến mức 30mmHg trên áp lực đã ghi, xả chậm từ từ với tốc độ 2mmHg trong 1 giây. Huyết áp tâm trương nên chọn lúc mất mạch.

– Nếu đo lại lần 2 cần chờ 30 giây. Nếu loạn nhịp tim phải đo lại lần 3 và trung bình cộng của các trị số.

– Phải đo huyết áp nhiều lần, trong 5 ngày liền. Đo huyết áp cả chi trên và chi dưới, cả tư thế nằm và đứng. Thông thường, chọn huyết áp tay trái làm chuẩn.

Như vậy, việc đo huyết áp tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi đúng kĩ thuật. Người bệnh nên đến cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra sức khỏe thường xuyên để được đo đúng cách và phát hiện tăng huyết áp kịp thời.

2. Các triệu chứng thường gặp

Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng hay gặp. Các triệu chứng khác có thể gặp là xoàng, hồi hộp, mệt, khó thở, đỏ bừng mặt, mờ mắt, đốm máu trong mắt … nhưng không đặc hiệu. Khi gặp các vấn đề này người bệnh nên đi khám, vì các triệu chứng có thể do tăng huyết áp hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác như đột quỵ, suy tim…

3. Nhận biết thông qua biến chứng của bệnh

Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và nguyên nhân gây tử vong cao nhất đối với tăng huyết áp. Suy mạch vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực hay chỉ có rối loạn nhịp. Suy tim gây khó thở khi gắng sức, phù, gan lớn, tĩnh mạch cổ nổi.

Tai biến mạch não thường gặp như nhũn não, xuất huyết não, tai biến mạch não thoáng qua với các triệu chứng yếu, liệt, nói khó kéo dài hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội.

Suy thận do thận bị xơ hóa cũng là một biến chứng của tăng huyết áp. Ngoài ra, tăng huyết áp là yếu tố sinh vữa xơ động mạch, tạo điều kiện cho sự hình thành vữa xơ động mạch. Phình động mạch chủ, bóc tách hiếm gặp những bệnh cảnh nền dễ đưa đến tử vong. Khám đáy mắt là một dấu hiệu để tiên lượng.

4. Yếu tố làm dễ

Nếu người thân trong gia đình mắc tăng huyết áp thì bạn cũng có khả năng này. Chế độ ăn uống nhiều muối, ít protit, uống nhiều rượu, nước ít Ca 2+, Mg 2+, K+. Trong đó nổi bật là sự liên quan giữa ion Na+ và tần suất bệnh tăng huyết áp. Nghĩa là chế độ ăn nhiều muối có thể làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra tình trạng căng thẳng thường xuyên cũng liên quan đến tăng huyết áp.

Độ tuổi tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều trường hợp tuổi đời chỉ 35 – 50. Nguyên nhân có thể do: sử dụng rượu bia quá mức, đô thị hóa, bệnh lý phối hợp như đái tháo đường, suy thận, cường giáp…dẫn đến gia tăng tăng huyết áp thứ phát. Nghĩa là tăng huyết áp có nguyên nhân ban đầu như sỏi thận, cường giáp, hẹp động mạch thận, do thuốc…hay tìm thấy ở người trẻ.

Trên thực tế, người bệnh thường đi khám ở giai đoạn biến chứng của tăng huyết áp. Vì vậy, việc phát hiện sớm là hết sức cần thiết. Chúng ta cần khám sức khỏe toàn diện thường xuyên và được đo huyết áp đúng cách. Đồng thời giữ lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn hợp lý, giảm căng thẳng. Khi có biểu hiện đau đầu, ù tai, mờ mắt, đò bừng mặt, đau ngực cần đến khám ngay tại cơ sở y tế.

Hi vọng rằng những kiến thức để nhận biết tăng huyết áp mà Doctor4U cung cấp hữu ích cho bạn. Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon