được ví như một “kẻ ký sinh thầm lặng” bám riết vào sức khỏe chúng ta, nó gặm nhấm một cách âm thầm và ít có triệu chứng. Căn bệnh này là một trong những nguy cơ hàng đầu góp phần tăng tỷ lệ tử vong trên toàn cầu. Vậy người bệnh phải sống chung với nó suốt đời ư? Việc nhốt căn bệnh này vào lồng kính không hẳn là chuyện khó. Ngoài điều trị thuốc theo phác đồ của bác sĩ, thói quen sống lành mạnh và khoa học là liều thuốc có tính sát thương rất lớn. Doctor4U sẽ chỉ cho bạn cách kiểm soát bệnh cao huyết áp cùng 8+ thói quen sống."/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

Kiểm soát bệnh cao huyết áp cùng 8+ thói quen sống

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Tăng huyết áp được ví như một “kẻ ký sinh thầm lặng” bám riết vào sức khỏe chúng ta, nó gặm nhấm một cách âm thầm và ít có triệu chứng. Căn bệnh này là một trong những nguy cơ hàng đầu góp phần tăng tỷ lệ tử vong trên toàn cầu. Vậy người bệnh phải sống chung với nó suốt đời ư? Việc nhốt căn bệnh này vào lồng kính không hẳn là chuyện khó. Ngoài điều trị thuốc theo phác đồ của bác sĩ, thói quen sống lành mạnh và khoa học là liều thuốc có tính sát thương rất lớn. Doctor4U sẽ chỉ cho bạn cách kiểm soát bệnh cao huyết áp cùng 8+ thói quen sống.

Thế nào là tăng huyết áp?

 

Theo Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi thỏa mãn một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau:

– Huyết áp tâm thu lớn hơn ≥ 140mmHg.

– Huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. 

Tăng huyết áp là bệnh diễn tiến thầm lặng qua nhiều năm tháng và ít có triệu chứng. Bệnh thường được phát hiện tình cờ hoặc khi bệnh trở nặng và xuất hiện triệu chứng rõ ràng. 

Theo nghiên cứu gần nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh, thành phố thì tỷ lệ tăng huyết áp ở lứa tuổi 25 trở lên đã đạt mức 47%. Điều đó đồng nghĩa rằng cứ 4 người trưởng thành thì có 2 người bị tăng huyết áp.

 

Tăng huyết áp- lưỡi dao găm ẩn mình

 

Trên thực tế, cao huyết áp đang trở thành vấn đề thời sự vì khả năng gia tăng chóng mặt, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời lượng người tử vong vì căn bệnh này sẽ đặt con số khủng khiếp.

Đáng nói hơn, nó có thể hủy hoại cơ thể bằng nhiều “mưu hèn kế bẩn” khác nhau, ảnh hưởng lên nhiều cơ quan như tim, thận, não, mắt,… Dưới đây là một số ví dụ:

– Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, suy tim, suy mạch vành hay dày thành tim trái,…

– Biến chứng về não bộ là một trong những yếu tố nguy hiểm đáng chú ý. Cao huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc tắc mạch máu não, TBMMN, TBMMN thoáng qua,…

– Ở thận, một số căn bệnh có thể xuất hiện như: Phù, đái máu, đái ra protein, suy thận,…

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh về  mắt, nhất là võng mạc: Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, xuất huyết dịch kính, hiện tượng ruồi bay,…

– Gây ra nhiều biến chứng động mạch nguy hiểm: Tách thành động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên,…

 

Bị tăng huyết áp dày vò? Lật ngược tình thế nhờ thay đổi thói quen sống

Để điều trị căn bệnh dai dẳng này bạn cần có một kế hoạch lâu dài. Việc kết hợp phác đồ điều trị và có một chiến lược khóa học về chế độ ăn uống, chế độ tập luyện hay thói quen sinh hoạt sẽ là ngòi pháo tấn công trực diện vào căn bệnh này. Dưới đây là một vài gợi ý sẽ giúp cho bạn:

1. Chế độ ăn “Eat Clean”

Eat Clean là một chế độ ăn khoa học không giới hạn và được điều chỉnh để phù hợp mục đích của mỗi cá nhân.

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, chế độ ăn này được xây dựng để phù hợp với sở thích và tình trạng bệnh của mỗi người:

– Ăn đủ chất, không nên cắt bỏ tinh bột mà nên thay thế bằng tinh bột chuyển hóa nhanh, có lợi cho sức khỏe như: Khoai lang, yến mạch, ngô, gạo lứt, bún gạo lứt,…

– Chia khẩu phần ăn theo tỷ lệ: 25-25-50, tức là 25% tinh bột, 25% protein (thịt, cá, trứng,…) và 50% rau xanh, củ quả.

– Không nên ăn quá no trong một giờ ăn, nên chia nhỏ bữa ăn làm 4-5 bữa trong ngày. Các bữa phụ có thể thay thế bằng hoa quả, nước ép,…

– Bổ sung các loại nước ép, nước detox, sinh tố rau xanh,…

– Bạn nên thay đổi cách chế biến món ăn: Hạn chế các món chiên ngập dầu, xào, các món tẩm ướp quá nhiều da vị,…thay vào đó là luộc và hấp.

– Sử dụng dầu olive, dầu hướng dương, dầu gấc, dầu mè,…thay vì mỡ động vật.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, lượng đường “xấu” này sẽ làm tình trạng bệnh của bạn nặng nề hơn.

Hãy thỏa sức sáng tạo và chế biến các món ăn theo sở thích cá nhân của bạn. 

 

2. Muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao

 

Ăn uống khoa học lại còn chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, cuộc sống quá là “healthy”! Như thế thì chẳng mấy chốc, tên giặc tăng huyết áp kia lại chạy mất dép. 

Hoạt động thể lực đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ thừa, đưa chỉ số BMI về mức an toàn đồng thời giúp ổn định huyết áp.

Có rất nhiều bộ môn thể thao từ nhẹ đến nặng phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người như: Yoga, aerobics, đi bộ, chạy bộ, đánh cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bơi, khiêu vũ, thể hình,…

 

3. Cắt bỏ thói quen xấu, đá bay tăng huyết áp

 

Bổ sung thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu để có một chế độ sinh hoạt khoa học không chỉ giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà còn có tác động tích cực lên toàn thể cơ thể. Một số thói quen xấu cần “xanh lá” ngay từ bây giờ:

– Tham gia vào nhiều cuộc nhậu.

– Hút thuốc lá.

– Uống quá nhiều cafe.

– Thường xuyên tắm quá muộn.

– Ăn không đúng giờ hoặc không đủ bữa.

– Thường xuyên áp lực, căng thẳng.

– Không ngủ đủ giấc.

 

Những thói quen tốt sẽ là nguồn sức mạnh giúp cơ thể đánh bại căn bệnh tăng huyết áp. Hãy có trách nhiệm với sức khỏe của bản thân bạn nhé! Hy vọng rằng bài viết trên đã đánh thức nhiều người và họ sẽ có đủ bản lĩnh để loại bỏ những thói hư tật xấu kia. Doctor4U luôn sẵn sàng sát cánh bên bạn mọi lúc mọi nơi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon