Tin tức

Khi nào được xem là thiếu máu?

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Các thành phần hữu hình của máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó hồng cầu là thành phần nhiều nhất và làm cho máu có màu đỏ. Hồng cầu chứa huyết sắc tố để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển carbonic từ tổ chức về phổi để đào thải. Lượng huyết sắc tố trong máu phải đạt một mức độ cần thiết, dưới mức đó là thiếu máu.

Thiếu máu là gì?

Ở người bình thường, lượng huyết sắc tố thay đổi nhiều trong quá trình trưởng thành đến sau 12 tuổi thì khá ổn định. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ huyết sắc tố: giới tính, tuổi tác, trạng thái, môi trường địa lý nơi sinh sống, … Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Thiếu máu là hiện tượng (tình trạng) giảm nồng độ huyết sắc tố ở trong máu so với người cùng tuổi cùng giới cùng trạng thái và cùng điều kiện sống, dẫn đến thiếu Oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

Dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu

Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, hay bị hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế, dễ bị ù tai. Có thể cảm thấy khó thở: biểu hiện nhẹ là chỉ xảy ra khi gắng sức, đi lại nhiều, nặng hơn có thể khó thở thường xuyên hoặc có cảm giác đánh trống ngực. Da xanh, tái nhợt hoặc vàng da, nước tiểu màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Ở phụ nữ có thể có rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh. 

Khi nào được xem là thiếu máu?

Khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu, bác sĩ khám bệnh sẽ chỉ định người đó làm một số xét nghiệm để chẩn đoán. Việc chẩn đoán xác định thiếu máu dựa vào định lượng huyết sắc tố trong máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin (huyết sắc tố) thấp hơn 13g/dL ở nam giới, 12g/dL ở nữ giới và 11g/dL ở người lớn tuổi. 

 

Tuy nhiên, giới hạn nồng độ huyết sắc tố trong máu còn tùy thuộc vào lứa tuổi và trạng thái. Trong điều kiện bình thường, các thay đổi huyết sắc tố theo tuổi được trình bày ở bảng sau đây: 

Một số nguyên nhân thiếu máu thường gặp 

1. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu

  • Thiếu máu thiếu sắt: Thường gặp ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng, giun móc, u chảy máu, rong kinh, cường kinh, trĩ, …
  • Thiếu máu do thiếu acid folic: Gặp ở người nghiện rượu, dùng thuốc ngừa thai, các bệnh lý kém hấp thu, …
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Ở người đã phẫu thuật cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hồi tràng, … cũng có thể bị thiếu máu do kém hấp thu vitamin B12.

2. Thalassemia

Đây là bệnh lý thiếu máu có nguyên nhân di truyền, thường phát hiện sớm ngay từ khi còn nhỏ. 

3. Thiếu máu tan huyết miễn dịch

Do cơ thể tồn tại các kháng nguyên kháng hồng cầu, gây phá hủy hồng cầu.

 

4. Thiếu máu trong suy thận mạn

Khi thận khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả sẽ sản sinh ra hormon Erythropoietin (EPO), hormon này giúp thúc đẩy tủy xương sinh hồng cầu. Khi bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận và đặc biệt là suy thận mạn, EPO thiếu hụt hoặc không được sinh ra nữa sẽ gây thiếu máu. 

5. Suy tủy xương

Tủy là cơ quan tạo máu của cơ thể. Khi mắc các bệnh lý do tia xạ, nhiễm trùng, hóa chất hoặc di truyền, … tủy có thể không đảm đương được vai trò của nó trong cơ thể, dẫn tới thiếu máu. 

Thiếu máu dễ nhầm với bệnh nào? 

Tình trạng thiếu máu khá phổ biến, tuy nhiên nhiều khi đây là triệu chứng của các căn bệnh khác. 

  • Bệnh nhân suy tim cũng có các dấu hiệu mệt mỏi, khó thở. 
  • Người có rối loạn tuần hoàn não cũng có thể bị hoa mắt chóng mặt, tuy nhiên có các dấu hiệu khác là đau đầu và thường xảy ra ở người lớn tuổi. 
  • Những người có rối loạn vận mạch, thỉnh thoảng da trắng nhợt, ngất xỉu. 

Ở cả ba trường hợp này, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sẽ giúp loại trừ thiếu máu. Ngoài ra, máu bị pha loãng do truyền dịch nhiều cũng có thể dẫn đến giảm lượng huyết sắc tố, tuy nhiên đây là tình trạng “ảo”. Người bệnh không có các triệu chứng điển hình của thiếu máu. Sau một thời gian, lượng huyết sắc tố sẽ trở về bình thường. 

Thiếu máu không phải một bệnh mà là tình trạng do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Để dự phòng thiếu máu, mọi người nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối, phù hợp với cơ thể, hạn chế các loại đồ uống có gas, có cồn, thực phẩm chế biến sẵn, hương liệu nhân tạo, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Nên có chế độ sinh hoạt – làm việc phù hợp, tránh quá tải, rèn luyện thể dục thể thao điều độ giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Đồng thời, mỗi người cũng cần biết quan sát và lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể, khi nghi ngờ thiếu máu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. 

Quá trình xét nghiệm máu cần trang thiết bị hiện đại cũng như người thực hiện phải có chuyên môn, làm đúng và đủ quy trình. Vì vậy, khi muốn xét nghiệm máu, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy để có kết quả chính xác nhất. 

Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon