Tin tức

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu cần biết khi đi khám sức khỏe tổng quát

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Hiện nay, xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp nhanh và chính xác nhất trong việc phát hiện, cung cấp thông tin chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh. Xét nghiệm này đặc biệt thường dùng trong khám sức khỏe tổng quát để đánh giá tổng thể các chỉ số sức khỏe. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều chưa biết xét nghiệm nước tiểu có những chỉ số nào và sẽ giúp chúng ta phát hiện được những bệnh gì trong khám sức khỏe tổng quát.

Vai trò của khám sức khỏe tổng quát

Hằng năm, mỗi người chúng ta nên đi khám sức khỏe tổng quát ít nhất một lần, việc này không chỉ để kiểm tra sức khỏe thông thường, mà còn giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu, qua đó kịp thời có các phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

  • Đánh giá được tình trạng sức khỏe: Mỗi người đều có nguy cơ bệnh lý không giống nhau, vì vậy, để việc khám sức khỏe tổng quát cho kết quả chính xác, việc đầu tiên chúng ta phải lựa chọn danh mục khám phù hợp. Thông thường, danh mục khám chủ yếu được phân loại theo giới tính, độ tuổi, tiểu sử bệnh của gia đình, lối sống…
  • Kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn: Những bệnh lý như ung thư hay các bệnh không có triệu chứng điển hình nếu không được phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện để phòng tránh và điều trị sớm, đảm bảo sức khỏe của bạn

Khám sức khỏe cơ bản bao gồm: Khám thể lực, khám tổng quát lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chẩn đoán qua hình ảnh, thăm dò chức năng. Các dịch vụ thường được thiết kế để kiểm tra các bệnh lý có yếu tố nguy cơ như tim mạch, ung thư, xương khớp và phù hợp cho nhiều độ tuổi khác nhau. 

Vai trò của việc xét nghiệm nước tiểu trong khám sức khỏe tổng quát

Xét nghiệm nước tiểu khi đi kiểm tra sức khỏe rất cần thiết, thông qua xét nghiệm này, chúng ta có thể phát hiện được nhiều bệnh để biết cách điều trị và phòng tránh  bệnh. Xét nghiệm nước tiểu chỉ một xét nghiệm nhỏ nhưng có giá trị chẩn đoán rất lớn.

Xét nghiệm nước tiểu

Thông qua các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể phát hiện ra các bệnh lý liên quan tới các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh:

  • Các bệnh liên quan đến thận, hệ tiết niệu và bàng quang: nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, ung thư bàng quang
  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư tinh hoàn
  • Ung thư vú
  • Bệnh xơ gan

Xét nghiệm nước tiểu cho ta biết điều gì?

Hầu hết mọi người, khi cầm kết quả xét nghiệm trên tay đều không hiểu các chỉ số có trong đó là gì, phản ánh tình trạng sức khỏe của mình ra sao. Để giúp các bạn hiểu rõ các chỉ số xét nghiệm nước tiểu một cách chính xác nhất, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin ngắn gọn và hữu ích về các chỉ số cũng như cách hiểu về  kết quả các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu.

Kiểm tra độ pH có trong nước tiểu

Leukocytes (LEU ca): đánh giá tế bào bạch cầu. Chỉ số là bình thường nếu cho kết quả âm tính (-). 

  • Chỉ số LEU ca giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. 
  • xét nghiệm cho kết quả âm tính, được đánh giá là bình thường trong giới hạn từ 10 -25 Leu/UL. Nếu cho kết quả dương tính (+), điều đó có nghĩa là đường tiểu bị nhiễm trùng nên cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước.
  • Đối với phụ nữ mang thai, nếu trong nước tiểu có chứa bạch cầu thì khả năng đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. 

Nitrate (NIT) – là chỉ số đánh giá hợp chất do vi khuẩn tạo ra.

  • Chỉ số NIT cho biết tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường niệu là do thành phần nitrite có trong nước tiểu, được tạo ra bởi một loại enzyme có khả năng chuyển hóa nitrate thành nitrite gây bệnh.
  • Cơ thể của bạn hoàn toàn bình thường khi kết quả kiểm tra là âm tính (-).
  • Hạn mức cho phép của chỉ số NIT nằm trong khoảng từ 0.05 đến 0.1 mg/dL.

Urobilinogen (UBG)

  • Chỉ số Urobilinogen cho biết có bệnh lý ở gan hay túi mật như bệnh xơ gan, viêm gan….
  • Kết quả kiểm tra là bình thường khi UBG nằm trong mức từ 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L.
  • Urobilinogen được cấu thành do nhân tố bilirubin bị thoái hóa và đi ra ngoài cơ thể theo đường phân. Nếu phát hiện trong nước tiểu có chứa Urobilinogen, chứng tỏ bạn đang có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan, hay sự tắc nghẽn của mật chảy từ túi mật gây bệnh.

Bilirubin (BIL): Sắc tố màu da cam

  • Chỉ số Bilirubin giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến gan, túi mật.
  • Cơ thể bình thường khi BIL nằm trong hạn mức từ 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L.
  • Bilirubin được cấu thành do hồng cầu bị thoái hóa và ra khỏi cơ thể thông qua đường phân. Nếu phát hiện có thành phần bilirubin trong nước tiểu, chứng tỏ gan của bạn đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

Protein (pro): Đạm

  • Tỷ lệ Protein có trong nước tiểu giúp chúng ta biết được có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu, giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ
  • Kết quả bình thường khi protein trong nước tiểu nằm ở ngưỡng: trace (vết: không sao); 7.5-20 mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
  • Đối với phụ nữ mang thai: Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, sản phụ đang có nguy cơ cao mắc các bệnh: huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh lý về thận…, cần làm các kiểm tra chuyên sâu hơn để chữa trị kịp thời. 

Chỉ số pH – Đánh giá nước tiểu có tính acid hay bazơ

  • Chỉ số pH cho biết cơ thể bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận, nhiễm trùng đường tiểu, phát hiện bệnh tiền sản giật nếu đang trong thời kỳ mang thai
  • Cơ thể bình thường khi chỉ số pH ở mức từ 3.6 – 8. Khi pH =4, nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính và khi pH=9 chứng tỏ nước tiểu có tính bazơ mạnh.
  • Nguyên nhân thay đổi chỉ số pH: Độ pH tăng khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thận, suy thận m, hẹp môn vị; giảm khi nhiễm khuẩn ceton ( nguyên nhân là do mắc bệnh tiểu đường, tiêu chảy mất nước…)

Blood (BLD) – Máu

  • Chỉ số BLD cho ta biết cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh: nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, bướu thận hay xuất huyết từ bàng quang.
  • BLD được đánh giá bình thường khi nằm trong giới hạn từ 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL.
  • Nguyên nhân xuất huyết máu trong nước tiểu: do thận bị viêm hoặc tổn thương; hay mắc các bệnh niệu quản, bàng quang, niệu đạo

Specific Gravity (SG) – Trọng lượng riêng

  • Chỉ số SG giúp đánh giá tình trạng loãng hay đặc của nước tiểu (do uống ít nước hay nhiều nước).
  • Kết quả kiểm tra là bình thường khi chỉ số SG nằm trong mức 1.005 đến 1.030.

Ketone (KET)

  • KET thường không có trong nước tiểu (đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai), chỉ xuất hiện với người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát, người có chế độ ăn ít chất carbohydrate, người nghiện rượu, người nhịn ăn trong thời gian dài.
  • Định mức cho phép của chỉ số Ketone ở ngưỡng từ 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.
  • Đối với phụ nữ mang thai: Nếu KET được phát hiện có trong nước tiểu, có nghĩa là sản phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi phát hiện ketone trong nước tiểu, thai phụ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được cung cấp liệu trình điều trị phù hợp, đồng thời kết hợp thư giãn, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. 

Glucose (Glu)

  • Thông thường, Glucose không có trong nước tiểu ( trừ phụ nữ mang thai), nếu có chứng tỏ bạn đang có nguy cơ lớn mắc bệnh tiểu đường.
  • Kết quả kiểm tra là bình thường khi chỉ số Glu nằm trong mức: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
  • Nguyên nhân trong nước tiểu có glucose: giảm ngưỡng thận, có bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ…..
  • Thông qua xét nghiệm nước tiểu, nếu phát hiệu dấu hiệu bất thường liên quan đến Glucose, bạn nên đi làm kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu để có kết quả chính xác hơn, qua đó phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

ASC (Ascorbic Acid) – Chất thải trong nước tiểu (Soi cặn nước tiểu)

  • Chỉ số ASC trong nước tiểu giúp phát hiện các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu…
  • Kết quả kiểm tra là bình thường khi chỉ số ASC nằm trong mức: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

Những lưu ý trước khi thực hiện kiểm tra xét nghiệm nước tiểu

Bạn cần chú ý một số điều trước khi làm xét nghiệm nước tiểu để có được kết quả chính xác nhất:

  • Không ăn các thức ăn làm thay đổi màu nước tiểu: dâu tây, củ cải đường … trước khi xét nghiệm ít nhất 8h
  • Không uống thuốc trước khi xét nghiệm vì một số các thành phần trong thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu
  • Đối với phụ nữ: Không làm xét nghiệm nước tiểu khi trong giai đoạn kinh nguyệt hoặc gần tới chu kỳ
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước khi lấy mẫu xét nghiệm; cần kiểm tra dụng cụ sạch sẽ …

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon