Tin tức

Bàn chân bẹt

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Hiện chưa có thống kê chính xác về tỷ lệ bàn chân bẹt ở trẻ em Việt Nam, tuy nhiên nó là một dị tật thường gặp nhất trong lĩnh vực chỉnh hình Nhi khoa, có một vài nghiên cứu trên thế giới công bố tỷ lệ khoảng gần 40%.

Bàn chân bẹt có hay gặp không?

Hiện chưa có thống kê chính xác về tỷ lệ bàn chân bẹt ở trẻ em Việt Nam, tuy nhiên nó là một dị tật thường gặp nhất trong lĩnh vực chỉnh hình Nhi khoa, có một vài nghiên cứu trên thế giới công bố tỷ lệ khoảng gần 40%.

Bàn chân bẹt trẻ em phát hiện có khó không?

Bàn chân bẹt là bàn chân mà phần cong lõm (vòm) bàn chân bị mất khi trẻ đứng trên nền phẳng, việc phát hiện ở trẻ nhỏ khá đơn giản, đối với trẻ lớn đôi khi là sự biến dạng của đôi giày trẻ đi.

Nguyên nhân bàn chân bẹt?

Gia đình có bố mẹ bị bàn chân bẹt thì nguy cơ con bị cao hơn.

Bàn chân bẹt cũng có thể xuất hiện sau chấn thương ở trẻ, hoặc thứ phát sau béo phì, đái đường.

Bàn chân bẹt có hay gặp không và có để lại di chứng gì nguy hiểm không, vì gia đình thấy thông tin trên mạng thì thấy dễ để lại di chứng nặng nề cho khớp gối khớp háng, cột sống?          

Bàn chân bẹt gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, giảm dần khi trẻ lớn lên và có thể trở về bình thường khi trẻ lớn với sự hỗ trợ tập luyên và mang đế giày chuyên biệt cho bàn chân bẹt (nếu cần thiết).

Trẻ có bàn chân bẹt được theo dõi điều trị bởi các bác sĩ chỉnh hình Nhi khoa, sẽ can thiệp điều trị  phẫu thuật khi trẻ có đau vùng cổ bàn chân khi đi lại, biến dạng bất thường của cổ bàn chân.

Bàn chân bẹt nếu được quản lý sớm và có phương án can thiệp hỗ trợ thì ít khi để lại di chứng.

Điều trị bàn chân bẹt như thế nào?

          Chỉ định điều trị

Với trẻ dưới 3 tuổi thì gần như không phải điều trị gì, chỉ cần được khám và theo dõi định kì bởi bác sĩ chuyên khoa, hỗ trợ tập luyện khi cần thiết.

          Điều trị bảo tồn: Với trẻ nhỏ chủ yếu là điều trị bảo tồn, hướng dẫn các bài tập cụ thể, đặc biệt với trẻ có thể hợp tác có thể giúp trẻ tập để đỡ làm co gân Achilles và các bài tập cho cơ gan chân sẽ giúp bàn chân trẻ trở về bình thường.

Đặc biệt với những trẻ có đau phần giữa bàn chân hoặc hay đau mỏi cơ bắp chân thì nên mang đế giày chỉnh hình đặt trong giày sẽ giúp trẻ cải thiện triệu chứng và giúp trẻ đỡ tự ti và mang tính thẩm mỹ.

Việc mang đế giày độn cứng thì kết quả kém hơn so với mang giày đế mềm bằng silicontuy nhiên đế giày silicon thì đắt hơn.

          Điều trị phẫu thuật

Đặt ra khi mà trẻ đi giày chỉnh hình không cải thiện các triệu chứng bẹt vòm bàn chân, gót vẹo ngoài  và đau cổ bàn chân khi đi lại.

Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy vào mức độ biến dạng tổn thương của bàn chân bẹt:

Phẫu thuật can thiệp phần mềm dây chằng và cắt ghép xương chỉnh trục xương gót, luôn cân nhắc việc làm dài gân Achilles trong khi phẫu thuật sửa chữa bàn chân bẹt.

Phẫu thuật kéo dài cột trụ bên bàn chân bằng cách ghép xương xốp kéo dài xương gót giúp chỉnh sửa biến dạng vẹo ngoài của gót chân.

Phẫu thuật đóng cứng khớp cổ chân giữa, tuy nhiên kết quả lâu dài lại có thể gây ra đau khi đi lại, hạn chế việc đi lại, dẫn đến thoái hóa các khớp liền kề, đây thường là lựa chọn cuối cùng trong điều trị bàn chân bẹt.

 

                                                                                      ThS. Phùng Công Sáng

                                                                                      Bệnh viện Nhi trung ương

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon