Những người mắc bệnh xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát và điều trị bệnh gout. Tuy nhiên bệnh gout nên ăn gì, kiêng ăn gì? Đây là những câu hỏi mà không phải ai cũng biết câu trả lời, hãy cùng Doctor4U giải đáp thông qua bài viết dưới đây!"/>
Gout là bệnh xương khớp do rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, gây ra tình tình trạng tăng axit uric trong máu. Qua một số thực phẩm thì purin nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric ở gan và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Trong trường hợp lượng axit uric không được đào thải, tích tụ trong máu hình hình thành nên những tinh thể hình kim muối urat bám trên khớp gây bệnh gout. Người bị bệnh gout nên ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng purin thấp, trong purin hoặc những thực phẩm hỗ trợ đào thải axit uric như:
Hầu hết các loại trái cây, rau củ đều tốt cho người bệnh gout, vì chúng chứa hàm lượng purin thấp (chỉ từ 20 – 25mg), trừ một số loại như: nấm, giá đỗ, măng tây,… Ngoài ra những loại thực phẩm này còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt chất xơ có trong rau củ, trái cây có khả năng làm chậm quá trình chuyển hóa đạm và hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic, đây là một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể kháng lại các phân tử gốc tự do có hại, đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra vitamin C còn là một loại vitamin thiết yếu trong cơ thể giúp củng cố, sửa chữa và duy trì các mô khỏe mạnh. Theo đó một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, dâu tây, nho, cà chua, chanh,…
Bromelain là một loại enzyme được chiết xuất từ dứa có công dụng kháng viêm, được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp, viêm xoang, hỗ trợ tiêu hóa và chống đông máu. Nhờ vào khả năng kháng viêm tuyệt vời mà bromelain được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Các loại tinh bột và ngũ cốc rất tốt cho người mắc bệnh gout nhờ lượng purin luôn ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng làm giảm và hòa tan axit uric trong nước tiểu. Chính vì vậy mà bạn có thể thoải mái ăn mì, ngũ cốc,… đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt.
Người bệnh gout nên ăn những loại thịt màu trắng như thịt cá sông, lườn gà,… Những loại thịt này không những chứa ít purine mà còn cung cấp hàm lượng protein dồi dào cần thiết cho cơ thể.
Nguyên nhân chính và là thủ phạm gây ra bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa nhân purin và do dư thừa hàm lượng axit uric. Người mắc bệnh gout nếu không muốn bệnh tiến triển ngày một xấu hơn thì tốt nhất bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa purin, axit uric cao như:
Người mắc bệnh gout nên hạn chế hoặc ngừng ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, nội tạng động vật,… Bởi đây là những thực phẩm giàu đạm. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều đạm sẽ làm tăng axit uric gây ra viêm khớp do sự lắng đọng tinh thể urat trong dịch khớp. Hơn nữa những loại thực phẩm này còn khiến những cơn đau nhức và tình trạng bệnh của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn dầu mỡ như đồ ăn nhanh, mỡ,… là những thực phẩm người bệnh gout không nên sử dụng. Những thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải các chất ra khỏi cơ thể khiến cho tình trạng axit uric bị lắng đọng. Ngoài ra thực phẩm giàu chất béo còn gây tình trạng viêm, tăng cảm giác đau nhức.
Do đó giải pháp tốt nhất là nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bằng cách chế biến thức ăn bằng phương pháp luộc, hấp thay cho chiên xào để giảm cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bệnh gout nên kiêng ăn gì đó là hải sản bao gồm: ốc, sò, cua, cá thu,… Cũng tương tự như thịt đỏ thì hải sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng purin cao.
Nội tạng động vật như gan, tim, dạ dày,… là những món ăn yêu thích của nhiều người nhưng người bệnh gout thì không nên sử dụng. Các loại nội tạng động vật chứa hàm lượng purin cao khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Bên cạnh đó nội tạng động vật còn chứa nhiều protein, chất béo khó tiêu, cholesterol xấu, khi ăn thực phẩm này không những khiến bệnh gout thêm nặng hơn mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh thừa cân và các bệnh liên quan tới tim mạch.
Những thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo, bánh ngọt,… Bởi khi tiêu thụ sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể, khiến người bệnh gout chịu những cơn đau đớn hơn. Không những thế đây còn là thực phẩm có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường rất cao.
Người mắc bệnh gout tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt,… Đây là những tác nhân khiến bệnh gout thêm nghiêm trọng hơn. Các chất kích thích làm khả năng đào thải độc tố và thanh lọc ở gan bị ảnh hưởng khiến cho những cơn đau nhức kéo dài với tần suất nhiều hơn trước.
Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối đối tượng nào gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc áp dụng một một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Hy vọng những thông tin Doctor4U chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn biết bệnh gout thì nên ăn gì, kiêng ăn gì. Từ đó giúp bạn biết cách lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe nhằm hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả nhất.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tới Doctor4U qua địa chỉ hotline: 0936.5161.212 hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.