Huyết áp thấp là chủ đề ít được đề cập so với huyết áp cao. Tuy nhiên huyết áp thấp cũng gây không ít phiền toái cho người bệnh. Ở huyết áp thấp không do bệnh lý, bệnh nhân bị huyết áp thấp do cơ địa, sống ở vùng núi cao hoặc huyết áp thấp giả tạo. Vì vậy sẽ hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng. Bài viết xin được đề cập tổng quan về huyết áp thấp do nguyên nhân bệnh lý bởi nó gây ra nhiều triệu chứng khiến người bệnh lo lắng, quan tâm."/>
Huyết áp là chỉ số áp lực ở trong lòng mạch máu, được tạo ra khi tim co bóp. Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào lượng máu trong cơ thể, sức cản của mạch máu, khả năng co bóp của tim. Do vậy, khi lượng máu trong cơ thể ít, tim bóp yếu hoặc trương lực mạch máu giảm đi cũng làm cho huyết áp thấp.
Huyết áp được gọi là thấp khi:
– Chỉ số tâm thu < 90 mmHg và / hoặc chỉ số tâm trương < 60 mmHg
– Hoặc chỉ số huyết áp thấp hơn huyết áp bình thường của họ trên 20%.
Có thể chia huyết áp thấp bệnh lý làm thành 2 nhóm
Huyết áp thấp đột ngột trong bối cảnh cần cấp cứu kịp thời là tình trạng thường gặp trong sốc. Sốc gồm có:
– Sốc giảm thể tích: Do thiếu nước, mất nước vì nôn nhiều, tiêu chảy nhiều hoặc sốt xuất huyết làm giảm thể tích lòng mạch, hoặc do mất máu. Làm thể tích máu giảm đi. Sốc tim: chủ yếu do giảm chức năng co bóp của cơ tim. Nguyên nhân thường gặp là tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim…
– Sốc phản vệ do tác nhân dị ứng làm giãn mạch máu. Sốc nhiễm khuẩn, sốc thần kinh do chấn thương đầu và cột sống cổ. Sốc tắc nghẽn vì giảm thế tích máu về tim do đường đi của máu bị tắc nghẽn. Gặp trong bối cảnh chèn ép tim cấp, tràn dịch màng phổi áp lực, u trung thất, còn ống động mạch. Sốc phân ly: do Methemoglogin, ngộ độc khí CO… làm lượng oxy giảm nên tim giảm co bóp.
– Các bệnh lý tim mạch như suy tim, hẹp van động mạch chủ khiến máu về tim khó khăn sẽ dẫn đến huyết áp thấp. Người mắc các bệnh về nội tiết như đái tháo đường, hạ đường huyết, bệnh lý tuyến thượng thận, suy tuyến cận giáp cũng có thể bị tụt huyết áp.
– Hạ huyết áp tư thế nghĩa là khi thay đổi tư thế đột ngột, lượng máu di chuyển trong cơ thể không kịp cân bằng làm huyết áp thấp. Người bệnh sẽ choáng váng, đau đầu. Các triệu chứng có thể giảm trong 5 phút nghỉ ngơi và huyết áp trở về bình thường.
Thông thường khi huyết áp dưới 90/60, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:
– Choáng váng
– Hoa mắt, chóng mặt
– Mệt lả
– Vã mồ hôi
– Mất tập trung, rối loạn ý thức
Các triệu chứng này xuất hiện khi huyết áp thấp bệnh lý. Những triệu chứng này ít xảy ra khi huyết áp thấp giả hay cơ địa.
Mỗi người cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước một ngày. Tránh để tình trạng thiếu nước bởi không những làm máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn mà còn giúp ổn định lượng máu trong cơ thể.
Cần sống năng động với các bài tập thể dục thường xuyên. Các bài tập vận động 10 – 15 phút mỗi ngày giúp tĩnh mạch ở vùng chân co bóp tốt hơn, lượng máu đẩy về tốt hơn sẽ giảm được tình trạng huyết áp thấp. Ngoài ra mang vớ áp lực cũng giúp cẳng chân dồn máu về tim tốt hơn.
Lượng muối ăn vào khoảng 10 – 15g/ngày. Ăn đầy đủ chất, đặc biệt là đạm.
Tư thế để tránh choáng váng do thay đổi tư thế. Khi thay đổi từ nằm sang đứng hay bị say sẩm. Hãy thay đổi tư thế từ từ, không quá đột ngột. Trong lúc thay đổi tư thế vận động bắp tay, bắp chân co duỗi để máu tuần hoàn tốt hơn.
Tránh ngồi xổm quá lâu vì ngồi xổm làm những tĩnh mạch ở chân bị đè xẹp, đứng lên máu cần dồn về tĩnh mạch ở chân gây mất cân bằng huyết áp.
Trong tình trạng hạ huyết áp do bệnh lý, chúng ta cần ưu tiên xử trí các tình huống cấp cứu. Và đồng thời điều trị nguyên nhân thì huyết áp mới được cải thiện.
Tóm lại, trái với hạ huyết áp sinh lý thì huyết áp thấp bệnh lý là một tình trạng cần được quan tâm. Người bệnh cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.