Đây là một xét nghiệm phổ biến bậc nhất hầu như bất kỳ khi nào bạn đến khám chữa bệnh. Nó bao gồm các chỉ số:
Có giá trị bình thường từ 4 – 10 K/uL.
Là số lượng bạch cầu đo được trong một thể tích máu toàn phần. Số lượng bạch cầu thường tăng khi có tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng. Nó cũng có thể tăng phản ứng sau chấn thương hoặc khi mắc bệnh bạch cầu. Bạch cầu giảm trong các trường hợp suy tủy.
Phía dưới chỉ số xét nghiệm máu này thường kèm theo số lượng và tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu. Chúng sẽ giúp ta phần nào định hướng được nguyên nhân. Ví dụ tăng ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính gợi ý cho nhiễm vi khuẩn. Tăng ưu thế bạch cầu lympho thường do nhiễm virus. Tăng ưu thế bạch cầu ưa acid nghĩ đến nhiễm ký sinh trùng hoặc dị ứng.
Có giá trị bình thường từ 4,0 – 5,8 M/uL.
Là chỉ số nói lên số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần. Nó có thể tăng trong bệnh đa hồng cầu, thiếu oxy mạn. RBC giảm trong các trường hợp thiếu máu, mất máu, suy tủy,… Tuy nhiên cần lưu ý, khi máu bị cô đặc, chỉ số này cũng có thể tăng mà không phải bệnh lý.
Có giá trị bình thường từ 13 – 17 g/dL (đối với nam) và từ 12 – 16,5 (đối với nữ).
Là lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị máu toàn phần. Chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Tương tự như RBC, HGB cũng tăng khi thiếu oxy kéo dài và giảm khi thiếu máu, mất máu,… Khi mức HGB < 13 g/dL ở nam và < 12 g/dL ở nữ thì được chẩn đoán thiếu máu.
Có giá trị bình thường từ 34 – 51%.
Chỉ số xét nghiệm máu này cho biết tỷ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu. Nó đánh giá máu có bị cô đặc hay hòa loãng không. Trong một công thức máu, trước khi đọc xem có bất thường về bạch cầu hay hồng cầu không thì cần phải để ý chỉ số này. Như đã đề cập, cô đặc máu có thể làm tăng chỉ số bạch cầu và hồng cầu mà không phải bệnh lý.
Có giá trị bình thường từ 85 – 95 fL.
Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu. Chỉ số này để đánh giá hồng cầu to hay nhỏ. Từ đó phần nào góp phần định hướng được nguyên nhân.Ví dụ như hồng cầu to thường gặp trong thiếu vitamin B12, thiếu acid folic,… Hồng cầu nhỏ thường do thiếu sắt, suy thận mạn,…
Có giá trị bình thường từ 28 – 32 pg.
Chỉ số này thể hiện lượng huyết sắc tố có trong mỗi hồng cầu. Nhờ nó, ta đánh giá được hồng cầu đó ưu sắc, bình sắc hay nhược sắc.
Có giá trị bình thường từ 32 – 36 g/dl.
MCHC là nồng độ huyết sắc tố có trong một thể tích khối hồng cầu. Giá trị của nó cũng tương tự như MCH, để đánh giá màu sắc hồng cầu. Tuy nhiên, trên thực thế, người ta thường sử dụng MCHC để đánh giá nhiều hơn.
Có giá trị bình thường từ 150 – 450 K/uL.
Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần. Số lượng tiểu cầu cực kỳ có giá trị trong đánh giá các bệnh lý. Tăng hay giảm tiểu cầu cũng ảnh hưởng đến tình trạng đông cầm máu, xuất huyết trên bệnh nhân. Nó cũng góp phần trong theo dõi điều trị bệnh, ví dụ như sốt xuất huyết.
Có giá trị bình thường trong khoảng từ 4,1 – 5,9 mmol/l (đối với người lớn) và từ 2,2 – 3,3 mmol/l (đối với trẻ sơ sinh).
Đây là xét nghiệm định lượng đường trong máu. Nếu vượt quá giới hạn trên hoặc thấp hơn giới hạn dưới có nghĩa là bạn đang bị tăng hoặc giảm đường máu. Xét nghiệm này rất có giá trị trong chẩn đoán và kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Bao gồm hai chỉ số là SGOT (hay còn gọi là AST) và SGPT (còn gọi là ALT).
– SGOT có giá trị bình thường < 41 U/L (nam) và < 33 U/L (nữ).
– SGPT có giá trị bình thường < 41 U/L (nam) và < 33 U/L (nữ).
Thông qua hai chỉ số xét nghiệm máu này, ta có thể đánh giá được chức năng tế bào gan. Khi hai chỉ số này tăng chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương và phá hủy. Ngoài ra, dựa vào tỷ lệ giữa hai chỉ số này, người ta còn đánh giá được tổn thương tế bào gan này là do nguyên nhân gì: viêm gan cấp, viêm gan mạn hay viêm gan do rượu.
– Ure có giá trị bình thường từ 2,8 – 8,0 mmol/l (người lớn) và từ 1,8 – 6,4 mmol/l (trẻ em).
– Creatinin có giá trị bình thường từ 60 – 110 µmol/l/l (nam), 45 – 95 µmol/l/l (nữ) và từ 15 – 37 µmol/l/l (đối với trẻ < 1 tuổi).
Đây là hai chỉ số cơ bản để đánh giá chức năng thận. Khi chúng tăng chứng tỏ là chức năng lọc của thân đang gặp vấn đề. Ta có thể tính được mức lọc cầu thận từ hai chỉ số này, từ đó đánh giá được mức độ suy thận.
Bao gồm các chỉ số:
– Cholesterol có giá trị bình thường từ 3,6 – 5,18 mmol/l.
– Triglyceride có giá trị bình thường từ 0,8 – 1,7 mmol/l.
– HDL-Cholesterol có giá trị bình thường > 0,9 mmol/l.
– LDL-Cholesterol có giá trị bình thường < 3,36 mmol/l.
Bốn chỉ số xét nghiệm máu trên là bốn thông số cơ bản để đánh giá tình trạng mỡ máu cho người bệnh. Nó chiếm vai trò quan trọng trong việc đánh giá và phân tầng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trên bệnh nhân. Ngoài ra, nó cũng được dùng để theo dõi điều trị cho những người đã được chẩn đoán rối loạn mỡ máu.
Khi các chỉ số Cholesterol, Triglyceride và LDL-Cholesterol tăng cao đồng nghĩa với việc tăng lên nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa. Ngược lại, HDL-Cholesterol lại là một loại mỡ tốt, chỉ số này càng thấp thì người bệnh càng giảm nguy cơ.
Trên đây là một số chỉ số xét nghiệm máu và cách đọc đơn giản của chúng. Hi vọng qua bài viết, bạn sẽ phần nào đỡ bỡ ngỡ hơn khi đọc kết quả xét nghiệm. Vài con số tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp ta biết được rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của mình.
Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.