Theo số liệu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ béo phì tại Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.HCM với hơn 50%, Hà Nội với 41%…
Khảo sát về tình hình sử dụng gần 20 loại vitamin, khoáng chất, dưỡng chất thiết yếu cho thấy hầu hết trẻ BÉO PHÌ đều bị THIẾU HỤT vi chất, đặc biệt mức đáp ứng vitamin D là rất thấp, chỉ đạt 17,5%.
Rất nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ với kết quả nhận được từ bác sĩ về tình trạng suy dinh dưỡng của con, mặc dù trẻ đang trong trình trạng thừa cân, béo phì và không có dấu hiệu nào của việc suy dinh dưỡng. Điều này khiến các bà mẹ quan ngại về chế độ dinh dưỡng của con mình bấy lâu nay.
Nguyên nhân do chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng:
Trẻ béo phì thường ăn rất nhiều và chỉ thích ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng như chất béo, chất đường, tinh bột, đạm.
Các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất (sắt, kẽm, canxi,…) lại thường bị bỏ qua.
Bố mẹ thường phó thác cho trẻ thích ăn gì thì ăn mà không lưu tâm xem trẻ có thiếu thừa chất gì hay không.
Hậu quả là cơ thể trẻ bị thừa năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì nhưng lại thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, gọi là suy dinh dưỡng thể ẩn hay “đói tiềm ẩn”.
Thiếu vi chất kéo dài dẫn tới nhiều hậu quả khó lường:
Trẻ chậm phát triển chiều cao, thừa cân, béo phì
Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh.
Trẻ hay mệt mỏi, khó ngủ, kém linh hoạt, kém tập trung…
Trẻ béo phì dễ bị rối loạn mỡ máu, rối loạn đường máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ…
Trẻ tự ti về ngoại hình, ảnh hưởng tâm sinh lý, kết quả học tập
Trẻ béo phì lại bị thiếu vi chất, suy dinh dưỡng thường chỉ phát hiện khi trẻ khám dinh dưỡng toàn diện. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ đi tầm soát sức khoẻ thường xuyên hoặc khám dinh dưỡng thường xuyên để biết được chính xác tình trạng dinh dưỡng của bé; tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của con sau này.