Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sốt xuất huyết được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm không có biến chứng và nhóm có biến chứng nặng. Phân loại này được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 2011.
Phân loại sốt xuất huyết
Đây là sốt xuất huyết thể nhẹ, khi người bệnh nhiễm virus Dengue nhưng không có các biến chứng. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà như một bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên, khi người bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ vẫn có khả năng chuyển sang thể nặng do chăm sóc sai cách và cần điều trị tích cực để tránh các biến chứng nặng nề.
Triệu chứng bệnh ở giai đoạn này thường nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt, cảm, phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm: Sốt kèm đau hốc mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương khớp, buồn nôn, nôn… Các triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 4 – 7 ngày và có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc đúng cách.
Bệnh sốt xuất huyết thể nặng có liên quan đến tình trạng chảy máu, rò rỉ huyết tương nghiêm trọng, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể. Bệnh trở nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe doạ tính mạng người bệnh.
Các triệu chứng bệnh bao gồm triệu chứng của thể nhẹ và các triệu chứng khác như:
Sốt xuất huyết ở trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao từ ngày thứ 3, nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đường hô hấp. Điều này làm tăng nguy cơ tiến triển và biến chứng của bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn hồi phục.
Các giai đoạn lâm sàng của sốt xuất huyết
Sau khi bị nhiễm virus Dengue, người bệnh thường ủ bệnh trong vòng 4 – 7 ngày, có khi 14 ngày. Sau đó, xuất hiện các biểu hiện:
Đối với trẻ em, triệu chứng phổ biến là sốt kèm đau họng, đau bụng. Sau 3 ngày, trẻ sẽ hạ sốt. Đến ngày thứ 8 thường xuất hiện các xuất hiện nhẹ như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Các nốt ban thường xuất hiện ở thân mình, sau đó lan lên mặt, các chi, lòng bàn tay, bàn chân gây ngứa.
Giai đoạn nguy hiểm được tính từ ngày 3 – 7 sau khi bị sốt. Người bệnh có thể giảm hoặc còn sốt, xuất hiện các trường hợp nhiễm trùng thứ phát như: hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Các triệu chứng nặng của bệnh có thể gặp phải như:
Trong giai đoạn này, người bệnh cần được chăm sóc kỹ càng, quan sát các triệu chứng lâm sàng và giám sát bởi nhân viên y tế.
Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm 1 – 2 ngày, người bệnh hết sốt và dần hồi phục sức khỏe. Huyết áp cơ thể dần ổn định, tiểu nhiều hơn và thèm ăn hơn. Các chỉ số xét nghiệm dần trở về mức bình thường. Trong giai đoạn này, người nhà cần chăm sóc người bệnh cẩn thận đúng cách. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, người bệnh có thể bị phù phổi hoặc suy tim.
Các tốt nhất để phòng ngừa sốt xuất huyết là diệt muỗi và phòng muỗi đốt:
Phòng ngừa sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng và chi phí điều trị. Mọi người cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh và loại bỏ muỗi vằn xung quanh môi trường sống.