Chúng ta đều biết rằng việc tiêm chủng vaccine là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Vaccine được dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động cho cơ thể, nhằm làm tăng sức đề kháng, giúp cho cơ thể chống lại được một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Và việc chuẩn bị trước cho những mũi tiêm chủng vaccine rất cần được chú ý."/>
Đối tượng tiêm chủng vaccine là tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà cơ thể chưa có miễn dịch. Trẻ em là đối tượng được tiêm chủng rộng rãi nhất. Sau khi hết miễn dịch thụ động do mẹ truyền (trong khoảng thời gian 6 tháng đầu), nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng của trẻ rất lớn. Đối với người lớn, đối tượng tiêm chủng thu hẹp hơn. Vaccine thường chỉ dành cho những nhóm người có nguy cơ cao. Những người đi đến các vùng dịch tễ cần phải được tiêm chủng vaccine.
Những đối tượng sau sẽ không được tiêm chủng vaccin:
Khám sàng lọc trước tiêm sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng của bé. Phối hợp với bố mẹ, bác sĩ sẽ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo phù hợp cho bé.
Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vaccine
– Khi đưa trẻ đi tiêm, bố mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng của bé,
– Bố mẹ cần theo dõi tình trạng của bé để cung cấp thông tin cho bác sĩ, để hỗ trợ quá trình khám sàng lọc trước tiêm:
Những thông tin này rất quan trọng, bố mẹ nên lưu ý theo dõi để kết hợp với bác sĩ đưa ra quyết định tốt nhất trong việc có tiêm hay không.
– Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng vaccine theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo cho trẻ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Khám sàng lọc trước tiêm là một bước rất cơ bản và cần thiết. Nhằm phát hiện những bất thường ở người được tiêm để có những phương án xử lý kịp thời. Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine được căn cứ trên những thông tin người được tiêm cung cấp và thông tin bác sĩ phát hiện được sau khi thăm khám. Vì vậy nên cần sự hợp tác chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được một số phản ứng không mong muốn như:
– Tại chỗ: vị trí tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần can thiệp gì.
– Toàn thân: sốt là phản ứng hay gặp nhất, thường hết sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng tỷ lệ rất thấp, hầu hết khỏi không để lại di chứng. Sốc phản vệ cũng có thể xảy ra nhưng với tỷ lệ hết sức thấp.
Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng cho mẹ bầu
– Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có),
– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe gồm:
– Đối với phụ nữ, ngoài những thông tin cơ bản trên, cần trao đổi với bác sĩ tình trạng mang thai của mình. Có đang mang thai hay không? Hoặc thời gian dự định có thai là bao giờ?
Trên đây là một vài thông tin lưu ý trước khi tiêm chủng vaccine mà Doctor4U muốn mang đến cho bạn đọc. Mong những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.