luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Để bé thỏa sức tìm tòi học hỏi, tự tin phát triển bản thân, một sức khỏe tốt là điều kiện thiết yếu. Vậy thì nắm trong tay những kiến thức về chương trình tiêm chủng trọn gói cho trẻ là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình chăm con của mẹ. Doctor4U xin xung phong làm “kim chỉ nam” cho các bố các mẹ!"/>
Dù bạn có bảo bọc thế nào đi nữa, cũng không thể loại bỏ hết các nguy cơ tiềm ẩn quanh bé yêu được. Trẻ em có sức đề kháng non nớt, đặc biệt đối với các bé biếng ăn, suy dinh dưỡng và có thể trạng yếu bẩm sinh. Theo thống kê, những thời điểm có tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số nơi lại là cột mốc có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra và khó kiểm soát, chắc chắn đây không phải là sự trùng hợp. Một số “kẻ địch” như: Dịch sởi, bạch cầu, ho gà, viêm não Nhật Bản,…đã cướp đi cơ hội được vui chơi, học tập của nhiều trẻ em.
Gắn liền với sự phát triển vật chất của xã hội, các yếu tố như khí hậu ô nhiễm, hóa chất độc hại, virus vi khuẩn biến đổi phức tạp,…chúng luôn chực chờ tấn công, hòng đánh đổ tường thành miễn dịch của con bạn. Đó là lý do vì sao mẹ cần cho bé tham gia đầy đủ chương trình tiêm chủng trẻ em để bảo vệ sức khỏe tối đa.
Mục đích của việc tiêm chủng là sử dụng vaccine để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại bệnh truyền nhiễm. Đáng nói đến, một số dịch bệnh đang có khuynh hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, điển hình: SARS, H1N1, H5N1,… Nói đến đây thôi, chắc các mẹ đang sốt ruột, lo lắng cho sức khỏe của con đúng không? Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không tìm hiểu và thực hiện tiêm phòng ngay từ bây giờ.
Đến nay đã có hơn 30 bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vaccine vào sử dụng phổ cập cho người dân. Việt Nam là một trong những nước thực hiện tốt về phương diện này.
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tối đa việc người dân chủ động tiếp cận với các loại vaccine là yếu tố quan trọng. Dưới đây là danh mục các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng trẻ em:
– Trẻ sơ sinh: Trẻ được tiêm vaccine phòng bệnh lao BCG và vaccine viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh.
– 2 tháng tuổi: Vaccine phòng bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib (vaccine 5 trong 1) mũi 1. Vaccine phòng bệnh bại liệt lần 1 cũng được sử dụng vào thời điểm này, ở dạng uống.
– 3 tháng tuổi: Vaccine phòng bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib mũi 2 và uống vaccine bại liệt lần 2.
– 4 tháng tuổi: Mũi 5 trong 1 lần 3 và uống vaccine bại liệt lần 3.
– 9 tháng tuổi: Vaccine sởi mũi 1 được tiêm cho bé.
– 18 tháng tuổi: Tiêm vaccine bạch hầu- ho gà- uốn ván mũi 4, và vaccine sởi – rubella (MR).
– Từ 12 tháng tuổi: Bé được tiêm vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 1, 2, 3 (mũi 2 cách mũi 1 hai tuần và mũi 3 cách mũi 2 một năm sau); vaccine phòng viêm gan A, liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
– Từ 2 đến 5 tuổi: Trẻ em ở vùng có nguy cơ cao, uống vaccine phòng bệnh tả 2 lần, lần 2 cách lần 1 sau 2 tuần.
– Từ 3 đến 10 tuổi: Tiêm vaccine thương hàn 1 mũi duy nhất ở các trẻ em vùng có nguy cơ cao; vaccine 3 trong 1 phòng bệnh sởi – quai bị – rubella mũi nhắc lại; Vaccine phòng bệnh cúm được tiêm nhắc lại hàng năm.
Trên thực tế, rất nhiều trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan: Cha mẹ quên lịch tiêm chủng hay các trường hợp bất đắc dĩ như trẻ bị ốm, sốt cao trong ngày hẹn tiêm. Điều này khiến cơ thể trẻ không được bảo vệ triệt để và dễ mắc bệnh hơn. Để khắc phục tình trạng “lỡ hẹn với tiêm chủng”, mẹ nên báo ngay cho trung tâm y tế để được tư vấn hướng khắc phục kịp thời.
Để quá trình tiêm chủng trẻ em đạt hiệu quả tối đa, mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau:
– Nắm rõ thông tin, kiến thức về bệnh và lịch tiêm chủng.
– Cần mang theo đầy đủ giấy tờ trước khi đến cơ sở tiêm chủng.
– Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc vaccine hoặc các thành phần nào của thuốc, mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
– Không nên cho trẻ ăn quá no trước khi đi tiêm, tuy nhiên cũng không được để trẻ đói.
– Cần ở lại ít nhất 30 phút sau tiêm.
– Để tránh vết tiêm sưng đau khiến bé quấy khóc, mẹ có thể chườm nóng cho bé sau 24h tiêm.
– Lưu ý, sau khi tiêm bé có thể sốt nhẹ từ 37 – 38 độ C. Tuy nhiên đây là triệu chứng thông thường, mẹ có thể chườm mát cho bé. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao hoặc kéo dài, hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay mẹ nhé.
– Theo khuyến cáo, nên tiêm cho bé mỗi lần một loại vaccine tránh trường hợp khó theo dõi khi trẻ có biểu hiện bất thường,…
Lợi ích của việc tiêm chủng trẻ em đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ điều trị là bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, rubella, viêm não mô cầu, thủy đậu,…Vậy nên mẹ cần trang bị thật nhiều kiến thức. Bởi sức mạnh trí tuệ của mẹ sẽ giúp con yêu có một sức khỏe tốt hơn, bé thỏa sức hóa thành những nàng công chúa Disney hay chàng hoàng tử điển trai trong truyện cổ tích.
Hiện nay ở Doctor4U đang có chương trình tiêm chủng trọn gói, với đội ngũ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn ngay khi cần. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0936.561.212 hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn