Đái tháo đường type 2 là bệnh lý mạn tính đặc trưng với tình trạng tăng đường huyết. Việt Nam chúng ta nằm trong 10 nước châu Á có tỷ lệ mắc cao nhất. Vì vậy, Doctor4U sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của đái tháo đường type 2 ngay trong bài viết dưới đây."/>
Insulin là hormon của tuyến tụy. Sau mỗi bữa ăn, insulin được tiết ra để giúp vận chuyển glucose từ máu vào trong các tế bào của cơ thể, từ đó tạo ra năng lượng. Bản chất đái tháo đường type 2 là sự đề kháng insulin. Nghĩa là giảm khả năng đáp ứng của các mô với tác dụng của insulin. Lúc đó cơ thể hiểu lầm rằng cần nhiều insulin để làm việc. Nên cơ thể sẽ bù trừ bằng cách để tuyến tụy tăng tiết insulin.
Giai đoạn này glucose máu vẫn tăng nhưng dưới ngưỡng đái tháo đường, gọi là tiền đái tháo đường. Sau 1 thời gian tăng sản xuất quá mức, tuyến tụy suy nên giảm tiết insulin. Lúc đó, lượng insulin không còn đủ để đưa glucose vào tế bào. Do đó giảm tiết insulin cũng tỉ lệ thuận với tăng glucose máu.
Nguyên nhân đề kháng insulin liên quan đến gen và sự dư thừa năng lượng. Vì vậy béo phì, béo bụng, lối sống quá tĩnh tại như ngồi nhiều, ít vận động là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2.
Vì diễn biến của đái tháo đường type 2 cần thời gian dài nên triệu chứng của bệnh thường diễn tiến chậm và mơ hồ. Bệnh thường được phát hiện hoặc khi đã xuất hiện biến chứng. Tuổi phát hiện bệnh thường trên 40 tuổi. Các triệu chứng có thể gặp :
Nhu cầu bổ sung nước trong ngày tăng cao, trên 2,5 lít/ngày. Dù uống nước thường xuyên nhưng vẫn cảm thấy khát. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn và bị bỏ qua, đặc biệt là vào mùa hè – thời tiết nắng gắt. Thì uống nước lại trở thành nhu cầu bình thường của cơ thể.
Điều này được lý giải vì đường tồn tại nhiều trong máu, khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải đường ra ngoài, đường kéo theo nước ra ngoài khiến cơ thể bạn bị mất nước. Nên cảm thấy khát và muốn uống nhiều.
Bạn sẽ luôn cảm thấy đói do cơ thể thiếu năng lượng. Điều đáng chú ý là dù bạn có ăn nhiều bao nhiêu thì cân nặng lại không tăng, ngược lại có thể giảm mà không lý giải được. Đó là do mô mỡ và mô cơ bị thiếu đường, giảm năng lượng nên bắt đầu phân hủy chất béo và protein. Cả 2 quá trình này gây sụt cân.
Thận lọc nhiều hơn để đưa đường để đưa đường từ máu ra khỏi cơ thể. Người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày, với số lượng nhiều hơn mọi ngày, nhất là vào ban đêm.
Khi các triệu chứng xuất hiện đơn lẻ thì không đặc trưng cho bệnh. Tuy nhiên khi xuất hiện đồng thời các biểu hiện này, người bệnh cần hết sức lưu ý. Việc kiểm tra nồng độ Glucose trong máu và định lượng HbA1C giúp chẩn đoán chính xác.
Hạ đường huyết ở biến chứng hay gặp ở những người đang điều trị đái tháo đường type 2. Với các biểu hiện vã mồ hôi, buồn ngủ, bồn chồn lo lắng, thậm chí là co giật và hôn mê. Chỉ cần 1 ly coca hoặc 1 viên đường thì tình trạng này sẽ lập tức được cải thiện. Vì vậy, người đang điều trị và gia đình cần đặc biệt chú ý biến chứng này và luôn chuẩn bị sẵn 1 chút thức uống, đồ ăn có đường bên mình.
Đây là biến chứng thường xảy ra ở người già. Bệnh diễn biến nhanh của sốt và rối loạn ý thức như sững sờ, hôn mê, co giật động kinh khi mô não bị thiếu glucose kèm thở nhanh, nông. Tăng thẩm thấu do tăng glucose máu là 1 cấp cứu nội khoa.
Các biến chứng tại võng mạc có thể đưa đến mù lòa. Người bệnh có thể bị xuất huyết võng mạc, nhìn khi tỏ khi mờ, rối loạn màu sắc, đục thủy tinh thể, viêm thần kinh thị hoặc glaucoma.
Do nhiều yếu tố phối hợp, vết thương bàn chân đái tháo đường thường ở dạng phỏng nước tiến triển thành vết loét ở bàn chân. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu đưa đến cắt cụt chi, tàn phế ở bệnh nhân đái tháo đường.
Tăng huyết áp có thể phối hợp với đái tháo đường hoặc sau khi mắc đái tháo đường. Nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp và béo phì.
Ở da xuất hiện những nhọt nhiễm trùng hoặc viêm teo dạng mỡ bằng những nốt teo lại ở trung tâm, vùng viền xung quanh tím dần ở vị trí ngón tay hay chi dưới. Ngoài ra còn có dị ứng da do insulin, phì đại mô mỡ hoặc teo mô mỡ.
Mạch máu bị xơ vữa có thể gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm tắc động mạch chi dưới, tai biến mạch máu não, suy thận.
Đa dây thần kinh vận động, cảm giác mạn tính là bệnh lý thần kinh do đái tháo đường thường gặp nhất. Bệnh biểu hiện bỏng, châm chích , dị cảm bàn chân và chi dưới.
Mức lọc cầu thận giảm là một triệu chứng để chẩn đoán suy thận, biến chứng của đái tháo đường giai đoạn cuối. Sau thời gian mắc bệnh nhiều năm, người bệnh có tam chứng phù, tăng huyết áp, tiểu máu và bệnh lý võng mạc thì khả năng có bệnh thận đái tháo đường là lớn hơn 95%.
Đường huyết cao mãn tính khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, qua đó tạo cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập gây nhiễm trùng các cơ quan. Các bệnh nhiễm trùng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường như: Lao phổi, nhiễm nấm da, nấm vùng sinh dục, zona thần kinh…
Dựa vào mức độ biến chứng có thể tiên lượng được điều trị và diễn tiến của đái tháo đường. Người bệnh cũng thường phát hiện bệnh khi đi khám vì biến chứng của đái tháo đường. Như vậy, đái tháo đường type 2 triệu chứng từ từ, mơ hồ nhưng biến chứng mà nó gây ra thật đa dạng và phức tạp. Để phát hiện sớm đái tháo đường, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe và kiểm tra glucose máu thường xuyên. Doctor4U hi vọng rằng những nội dung chúng tôi đã chia sẻ hữu ích đối với bạn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.