Tiền đình là hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm phía sau ốc tai. Vai trò của hệ thống tiền đình là giữ thăng bằng và nhận biết chuyển động của đầu và cơ thể. Do đó khi có bất thường tại hệ thống tiền đình, chúng ta sẽ cảm thấy môi trường xung quanh đang chuyển động.
Rối loạn tiền đình là hội chứng có bản chất rối loạn tích hợp tại bộ máy tiền đình, làm cơ thể mất khả năng giữ thăng thằng và chóng mặt. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng của rối loạn tiền đình nếu lặp lại nhiều lần sẽ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Bất kỳ nguyên nhân nào tác động vào hệ thống tiền đình đều có thể gây ra rối loạn tiền đình. Dựa vào giải phẫu và thực hành lâm sàng, rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại: Rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Tỉ lệ nguyên nhân gây ra bệnh cũng thay đổi theo độ tuổi.
Tiền đình ngoại biên liên quan đến các cấu trúc ở tai trong hoặc dây thần kinh số VIII. Nguyên nhân hay gặp là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (chiếm 80%), chóng mặt áp lực, viêm mê đạo, viêm tai giữa, bệnh Meniere, di chứng sau chấn thương đầu, phẫu thuật vùng đầu mặt cổ. Chóng mặt do các bệnh lý viêm nhiễm hay gặp ở người trẻ. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường không nguy hiểm và không gây chết người.
Rối loạn tiền đình trung ương là rối loạn tại não bộ hoặc tủy sống, gồm chóng mặt Migraine, u dây thần kinh VIII, bệnh lý mạch máu não. Trong tất cả các nguyên nhân của chóng mặt thì tai biến mạch máu não là nguyên nhân nguy hiểm nhất. Chóng mặt do tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Bệnh hay gặp ở người già và có xu hướng trẻ hóa. Khi có các biểu hiện yếu chi, nói khó, liệt mặt thì không được chủ quan, cần gọi cấp cứu và đến viện sớm trong khung giờ vàng.
– Chóng mặt: Chóng mặt đặc trưng ở rối loạn tiền đình là cảm giác các vật, nhà cửa xung quanh xoay tròn hoặc lộn nhào. Các cảm giác như lâng lâng, choáng váng, xây xẩm thì không phải là chóng mặt và không do nguyên nhân tiền đình.
– Mất thăng bằng: Tổn thương tiền đình tác động lên tiểu não khiến người bệnh mất thăng bằng nên dễ té ngã.
– Rung giật nhãn cầu: Tổn thương tiền đình đưa thông tin về trung tâm điều hòa vận nhãn gây rung giật nhãn cầu.
– Buồn nôn, nôn ói: Do trung tâm nôn ở vùng thân não bị ảnh hưởng.
Chẩn đoán rối loạn tiền đình chủ yếu dựa vào lâm sàng, chính là cơn chóng mặt và các triệu chứng liên quan. Cận lâm sàng được chỉ định trong trường hợp cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh hoặc khi nghi ngờ tổn thương tại thần kinh trung ương. Tùy thuộc vào triệu chứng mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp như chụp cắt lớp vi tính, chụp cột sống cổ, …
Thuốc ức chế tiền đình làm giảm hoạt động của bên bình thường để cân bằng với bên bị rối loạn để giảm triệu chứng chóng mặt. Đa số thuốc ức chế tiền đình là thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Dùng thuốc lâu dài sẽ sinh ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, hay quên, ngoại tháp, rối loạn tiểu cầu và ảnh hưởng đến sự phục hồi tiền đình nên thường không chỉ định lâu dài.
Các thuốc ức chế tiền đình chính:
– Kháng Cholinergics: Scopolamine.
– Kháng Histamin:Diphenhydramine, Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine.
– Tác động GABA: Diazepam.
– Kháng dopamin: Sulpiride.
Thuốc phục hồi tiền đình làm tăng hoạt động của bên bệnh là ức chế bên lạnh để đạt cân bằng. Betahistine đối vận thụ thể H3 tiền đình synap làm giảm phóng thích histamin lên cơ quan tiền đình ngoại biên. Trên thực tế, sử dụng Betahistine trong vòng 5 ngày giúp cải thiện chóng mặt đáng kể do rối loạn tiền đình ngoại biên đáng kể.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc tập luyện chức năng tiền đình giúp phục hồi tiền đình, đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường. Hoạt động của hệ thống tiền đình là sự phối hợp của cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Do đó người bệnh cần chống stress lo âu kết hợp ngủ đủ giấc, có chế độ sinh hoạt hợp lý và ăn uống cân bằng để nhanh hồi phục đồng thời dự phòng tái phát.
Rối loạn tiền đình là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài điều trị triệu chứng, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ tìm ra nguyên nhân và điều trị cụ thể. Lời khuyên dành cho người bệnh là nên đi khám bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng chóng mặt nào để được điều trị và loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm.
Chóng mặt của rối loạn tiền đình khiến người bệnh dễ té ngã, dẫn đến xây xát, chấn thương sọ não. Các triệu chứng khác của bệnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở các bệnh lý gây chóng mặt lành tính, người bệnh thường than phiền bị tái phát khi bị mất ngủ, mệt mỏi, lo âu nhiều. Do đó, bệnh nhân cần phục hồi chức năng tiền đình bằng cách:
– Thực hiện bài tập phục hồi chức năng tiền đình.
– Giảm stress, chống lo âu.
– Cân bằng điện giải.
Người bị chóng mặt tư thế kịch phát nên tránh các công việc như lái xe hoặc làm việc ở độ cao để giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc.
Hiện nay rối loạn tiền đình ngày càng gia tăng tại nước ta. Tùy mức độ và nguyên nhân mà bệnh gây ra các triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hy vọng bài viết trên giúp bạn và người thân hiểu biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình. Các bất thường về sức khỏe xin liên hệ Doctor4U để được hẹn lịch khám và tư vấn sớm nhất.
Doctor4U sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, đến từ các bệnh viện lớn. Họ đều là những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II có nhiều kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh. Sử dụng app đặt lịch khám từ xa Doctor4U, bạn và gia đình sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng, đa dạng tiện ích và giá cả hợp lý nhất. Để tải được app, vui lòng tìm kiếm “Doctor4U” trên nền tảng CH Play hoặc App Stores.
Tải app trên Google play: http://bit.ly/Doctor4U-GG-Play
Tải app trên App store: http://bit.ly/Doctor4U
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm tìm hiểu về dịch vụ của phòng khám, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636508/0936.56.1212 hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.