Gout hay còn được gọi là thống phong là bệnh lý hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao. Tỷ lệ bệnh gout ở một số nước châu Âu khoảng 0.5% dân số, nam gấp 10 lần so với nữ. Ở Việt Nam, bệnh gặp chưa nhiều. Song trong thập niên gần đây, lối sống hiện đại và mức sống gia tăng tác động không ít đến môi trường sống và cách ăn uống hàng ngày khiến gout tăng lên rõ và trở thành nỗi lo của nhiều người. Những người bị bệnh gout thường trải qua một hoặc nhiều phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh. Doctor4U sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh gout hiện nay."/>
Gout là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức. Bản chất gout là sự dư thừa axit uric trong cơ thể, do được sản xuất quá nhiều hoặc bài tiết quá ít. Nguyên nhân do mắc phải hoặc di truyền. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên hay dùng đồ ăn uống chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn. Cơn gout cấp đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 – 55. Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng.
Biểu hiện của bệnh thường là viêm các khớp, thường đau khớp bàn ngón chân cái sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều thịt rượu, sau cảm xúc mạnh hoặc sau chấn thương, sau nhiễm khuẩn. Hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên, người bệnh thấy các hạt Tophi dưới da và có thể loét. Hoặc lắng đọng urat ở tổ chức của thận và niệu quản gây sỏi thận, suy thận.
Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân bị Gout cần có kiến thức và tuân thủ nguyên tắc của quản lý đợt cấp và kiểm soát acid uric máu dưới mức mục tiêu suốt đời.
– Giảm cân nếu cần thiết, tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Thay đổi chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách quan trọng nhất để giảm số con gout cấp. Mục tiêu của phương pháp này là làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Những thay đổi sau đây có thể làm giảm các triệu chứng bệnh gout:
Giảm hoặc bỏ rượu, đặc biệt là bia. Uống nhiều nước 2 – 4 lít / ngày hoặc thức uống không cồn khác như nước có bicarbonat. Ăn các thực phẩm ít hoặc không béo. Tránh thực phẩm giàu purin. Gồm thịt nội tạng: thận, gan và bánh mì ngọt, và dầu cá (cá mòi, cá cơm và cá trích).
Hạn chế thịt, ưu tiên các protein có nguồn gốc thực vật như đậu. Thay vì dùng đồ ngọt có đường và carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, nên dùng các loại carbohydrate phức hợp như bánh mì nguyên hạt, trái cây và rau.
– Thực phẩm, thảo mộc và chất bổ sung: Có bằng chứng cho thấy uống một lượng cà phê vừa phải mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Trái cây giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất đen, nho, mâm xôi và anh đào giúp kiểm soát axit uric. Liều vừa phải vitamin C làm giảm axit uric.
Tất cả bệnh nhân gout nên được sàng lọc một cách hệ thống những bệnh kèm liên quan đến gout và nguy cơ tim mạch bao gồm: Bệnh thận mạn, bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên, hội chứng chuyển hóa, béo phì, tăng lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá.
Ngoài ra, việc kết hợp với Đông y trong điều trị bệnh gout cũng được áp dụng thông qua châm cứu, chườm nóng và lạnh. Việc thay đổi giữa chườm nóng trong ba phút và chườm lạnh trong 30 giây tại vùng bị tổn thương có thể giúp giảm đau và sưng tấy xảy ra trong cơn gout. Thảo dược như cây móng vuốt quỷ, nghệ giúp giảm viêm hiệu quả.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) làm giảm cả đau và viêm. Chúng cơ thể gây ra các tác dụng phụ về đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy và loét dạ dày hoặc tổn thương thận, gan. NSAID thường được sử dụng để điều trị Gout gồm: Indomethacin, Naproxen, Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac,…
Colchicin là một loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh gout. Có tác dụng cản trở thực bào của bạch cầu đối với các vị tinh thể urat, hiệu quả khi sử dụng sớm. Không dùng khi suy thận nặng, suy thận nhẹ cần giảm liêu. Tác dụng phụ: Tăng nhu động đường tiêu hóa dễ gây đi lỏng, đôi khi gây ức chế tủy xương, rụng tóc, tổn thương gan, ức chế hô hấp…
Corticoid có tác dụng giảm viêm nhanh chóng nhưng hết thuốc thì khớp viêm trở lại. Mặt khác lại làm tăng acid uric máu nên chỉ dùng trong các trường hợp NSAIDs hoặc Colchicin không hiệu quả hay chống chỉ định.
Thuốc ức chế xanthine oxidase làm giảm lượng axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra cơn gout cấp tính khi bắt đầu sử dụng. Nên những người bị bệnh gout thường được kê đơn đợt ngắn colchicine khi bắt đầu dùng thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc này bao gồm phát ban và buồn nôn. Có 2 loại thuốc ức chế xanthine oxidase được sử dụng cho bệnh gout : Allopurinol (zyloric 100mg), Febuxostat (Feburic).
Probenecid là thuốc làm tăng đào thải acid uric niệu. Tác dụng phụ gồm phát ban, đau bụng và sỏi thận.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh và sự cân nhắc của bác sĩ. Nhưng dù được điều trị với phương pháp nào, người bệnh cũng cần duy trì theo lời khuyên của bác sĩ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.