Tin tức

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có điều trị được không?

Ngày cập nhật: 17/05/2023

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai trong chúng ta. Bởi lúc này các tế bào ung thư đã di căn xa và khả năng đáp ứng điều trị không cao. Vậy ung thư giai đoạn cuối có phải “án tử” cho bệnh nhân không? Và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư dạ dày có mấy loại?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý ác tính đường tiêu hóa quen thuộc với tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Có rất nhiều cách để phân loại giai và phân độ đoạn bệnh. Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách phân loại thường dùng nhất hiện nay:

1.1. Dựa vào vị trí

Hiện nay khuynh hướng phân chia ung thư dạ dày thành 2 loại dựa trên vị trí các tế bào ung thư gồm:

– Ung thư tâm vị là những ung thư xảy ra ở vị trí đường nối thực quản tới tâm vị.

– Ung thư không thuộc tâm vị là những ung thư xảy ra ở các vị trí còn lại như thân vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, phình vị, hang vị, môn vị.

Phân loại này có ảnh hưởng mật thiết tới nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.  Trong đó ung thư tâm vị thường có nguyên nhân chủ yếu liên quan tới bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản mãn tính. Còn ung thư dạ dày không thuộc tâm vị, đặc biệt là vị trí hang vị thường là hậu quả của viêm loét dạ dày cùng với tình trạng nhiễm vi khuẩn HP. Do đó khi điều trị, bác sĩ cần phải cân nhắc điều trị HP cho bệnh nhân song song với điều trị ung thư.

Phân loại ung thư dạ dày theo vị trí

1.2. Hình ảnh đại thể

Dựa trên hình ảnh đại thể của xét nghiệm giải phẫu bệnh mà ung thư dạ dày có thể phân thành các type khác nhau. Trong đó, phân độ Borrmann được áp dụng nhiều nhất với 4 type gồm type I (dạng lồi), type II (dạng nấm), type III (dạng loét), type IV ( dạng thâm nhiễm).

1.3. Hình ảnh vi thể

Về mặt hình ảnh vi thể, ung thư dạ dày được chia thành các thể:

– Ung thư biểu mô tuyến chiếm 95% tổng số ung thư dạ dày

– U carcinoid

– U cơ trơn

– Ung thư hạch bạch huyết

Ngoài ra, mỗi loại ung thư sẽ có nhiều phân độ khác nhau và dựa vào đó để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trên thực tế, hình ảnh vi thể kết hợp với phân độ giai đoạn TNM được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày ở nước ta.

2. Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối không khó. Bởi ở giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ như:

– Đau bụng vùng thượng vị. Các cơn đau xuất hiện liên tục, tăng dần mức độ đau và kèm theo dấu hiệu sụt cân.

– Buồn nôn, nôn là dấu hiệu của tình trạng hẹp môn vị do khối u chèn ép.

– Xuất huyết tiêu hóa thể ẩn hoặc xuất huyết tiêu hóa rầm rộ như nôn ra máu, đi cầu phân đen,…

– Triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt như người mệt mỏi, da xanh,…

– Sờ thấy khối  u ở vùng ổ bụng hoặc hạch ở vùng quanh rốn, hạch thượng đòn trái, hạch nách trái,….

Và để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cơ bản như:

– Nội soi dạ dày

– Sinh thiết làm giải phẫu bệnh khi có sự nghi ngờ

– Siêu âm ổ bụng, CT scan ổ bụng để đánh giá tình trạng di căn xa

– Công thức máu

– Xquang phổi

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có điều trị được không?

Ở mỗi giai đoạn bệnh đều có các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên ung thư dạ dày giai đoạn cuối chủ yếu là điều trị giảm triệu chứng với các phương pháp như hóa trị, xạ trị,… Theo các thống kê, tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị ở giai đoạn cuối chỉ khoảng 4%.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị ở giai đoạn cuối mà bạn đọc có thể tham khảo:

3.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị đầu tay và nó cũng không mang ý nghĩa điều trị triệt căn. Phẫu thuật ở giai đoạn này thường được dùng để giảm triệu chứng hoặc kết hợp với hóa trị để tăng đáp ứng.

Các chỉ định phẫu thuật thường gặp ở giai đoạn cuối như:

– Phẫu thuật đặt sonde dạ dày nuôi ăn ở bệnh nhân nuốt nghẹn.

– Phẫu thuật giảm thể tích khối u trước khi điều trị hóa chất.

3.2. Hóa trị

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất đối với ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nó được dùng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, hạn chế di căn xa và giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.   Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị hóa chất khác nhau và tùy vào tổng trạng để bác sĩ căn chỉnh liều. Bên cạnh tác dụng, hóa trị cũng có rất nhiều tác dụng như tai biến trong truyền, rụng tóc, buồn nôn,…

3.3. Xạ trị

Xạ trị ít được dùng trong điều trị ung thư dạ dày bởi tỷ lệ đối kháng tương đối cao. Người ta có thể dùng xạ trị kết hợp hóa trị hoặc phẫu thuật để tăng hiệu quả đáp ứng.

Trên đây là những thông tin về ung thư dạ dày mà DOCTOR4U muốn cung cấp cho bạn đọc. Để có thể sớm phát hiện bệnh và các nguy cơ tiến triển bệnh, bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư hàng năm. Tại DOCTOR4U, chúng tôi triển khai các gói tầm soát ung thư dạ dày, giúp bạn chủ động phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Liên hệ hotline để được hỗ trợ ngay hôm nay: 024.32.212.212.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon