Tin tức

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nhược cơ

Ngày cập nhật: 04/01/2022

Nhược cơlà bệnh thần kinh cơ tự miễn với đặc tính yếu liệt cơ vân xảy ra từng đợt hoặc liên tục ở nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù không phải là bệnh lý phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và để lại nhiều di chứng nặng nề. Để hiểu hơn về bệnh lý nhược cơ, bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Doctor4U.

Bệnh nhược cơ là gì?

Bệnh nhược cơ không phổ biến và tỷ lệ mắc hàng năm chỉ khoảng từ 2-6/100.000 dân. Tuy nhiên đây là bệnh tự miễn mắc phải có liên quan tới hệ thống thần kinh nên việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Nhược cơ là bệnh lý thần kinh cơ tự miễn với đặc tính yếu liệt cơ. Trong đó nhóm cơ thường bị ảnh hưởng nhất là các cơ vân như cơ mặt, cơ nhai, cơ vận nhãn, cơ hô hấp… Do đó bệnh có thể dẫn tới tử vong do biến chứng suy hô hấp.

Diễn tiến của bệnh nhược cơ rất khác nhau. Tình trạng yếu cơ có thể xảy ra từng đợt hoặc liên tục ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp từ 15 -20 tuổi, trong đó nữ gặp nhiều hơn nam và chiếm tỷ lệ 3/2.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh lý nhược cơ

Nhược cơ là một trong số ít những bệnh lý thần kinh có cơ chế bệnh sinh rõ ràng. Bệnh xuất phát do các kháng thể chống thụ cảm thể acetylcholine hoặc kháng thể kháng lại tyrosine kinase của thụ cảm thể đặc hiệu cơ gây ra. Ngoài ra cũng có sự tham gia của một số kháng thể kháng cơ vân tại vị trí tác động nội bào trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thiết sót cơ bản trong bệnh nhược cơ có giảm số lượng các thụ thể acetylcholin ở màng sau xinap do kháng thể kháng thụ thể acetylcholin. Nguyên nhân giảm thụ thể do:

– Sự nối chéo các thụ thể

– Vị trí gắn thụ thể bị tắc nghẽn bởi các kháng thể

– Màng cơ sau xinap bị tổn thương do kháng thể kết hợp với bổ thể.

Bên cạnh đó, bệnh nhược cơ còn được ghi nhận có sự liên quan tới bất thường tuyến ức chiếm 75% trường hợp (Trong đó 85% quá sản và 15% có u tuyến ức).

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược cơ

Yếu cơ là triệu chứng đặc trưng và có giá trị nhất của bệnh lý nhược cơ. Trong đó tập trung chủ yếu là các cơ do dây thần kinh sọ chi phối như cơ vận nhãn, cơ nuốt, cơ vùng cổ và cơ mặt. Bệnh diễn tiến âm thầm nhưng đôi khi có thể xuất hiện đột ngột sau nhiễm trùng cấp, sau phẫu thuật vùng mặt….

Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhược cơ:

– Yếu cơ nhanh chóng sau vận động, gắng sức và hồi phục sau nghỉ ngơi.

– Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh nhược cơ là sụp mi, lác mắt, mỏi đầu, nuốt khó, nhai mỏi. Trong đó sụp mí là triệu chứng thường gặp nhất và rất có giá trị gợi ý bệnh nhược cơ.

– Triệu chứng yếu cơ diễn tiến nhẹ vào buổi sáng và nặng lên vào chiều tối. Hiếm khi có teo cơ.

– Khi bước vào giai đoạn tiến triển nặng, tất cả các cơ đều có thể bị yếu bao gồm cả cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn… Do đó có thể xuất hiện tình trạng suy hô hấp cấp.

Các giai đoạn của bệnh nhược cơ

Phân độ giai đoạn bệnh nhược cơ giúp các bác sĩ thuận tiện hơn trong việc điều trị và theo dõi đáp ứng của bệnh. Đặc biệt, ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, nguy cơ biến chứng suy hô hấp cao nên cần phải theo dõi và phát hiện sớm.

Theo Osserman chia bệnh nhược cơ thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nhược cơ khu trú một nhóm cơ và các vùng cơ ở mắt chiếm 15%

Giai đoạn 2:

– 2a: Giai đoạn này bệnh tương đối lành tính, triệu chứng nhược cơ toàn thân nhưng chỉ xâm phạm các cơ ngoại vi, không rối loạn nuốt và khó thở nhẹ (khoảng 60%)

– 2b: Nhược cơ toàn thân lành tính, chỉ xâm phạm các cơ ngoại vi, có rối loạn nuốt nhưng không có rối loạn hô hấp.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng và có diễn tiến cấp tính. Nhược cơ toàn thân với liệt các cơ ngoại vi và có rối loạn hô hấp. Giai đoạn này có thể xuất hiện các cơ nhược cơ. Thể tiến triển chiếm 15% nhược cơ.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng với nhược cơ xuất phát từ rất lâu trước đó. Tiến triển mỗi thể nhược cơ khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Có thể thấy, bắt đầu từ giai đoạn 2b bệnh nhược cơ có xu hướng nặng và cần phải theo dõi các dấu hiệu của biến chứng suy hô hấp. Nhược cơ nặng cần phải hồi sức hô hấp ngay khi xuất hiện một số dấu hiệu như ho khó, không ho được, nuốt khó hoặc không nuốt được….

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh lý nhược cơ mà Doctor4U muốn chia sẻ tới các bạn. Doctor4U quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, đến từ các bệnh viện lớn. Họ đều là những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II có nhiều kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh.

Sử dụng app đặt lịch khám từ xa Doctor4U, bạn và gia đình sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng, đa dạng tiện ích và giá cả hợp lý nhất. Để tải được app, vui lòng tìm kiếm “Doctor4U” trên nền tảng CH Play hoặc App Stores.

Tải app trên Google play:  http://bit.ly/Doctor4U-GG-Play

Tải app trên App store: http://bit.ly/Doctor4U

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm tìm hiểu về dịch vụ của phòng khám, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636508/0936.56.1212 hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon