Hiện nay, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người bị bệnh ung thư cũng như mức độ nguy hiểm của các loại bệnh ung thư, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người nên tầm soát ung thư sớm giúp phát hiện bệnh lý ác tính khi mới xuất hiện và chữa trị kịp thời."/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

Tại sao cần tầm soát ung thư? Một số chỉ số thường sử dụng để tầm soát ung thư

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Hiện nay, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người bị bệnh ung thư cũng như mức độ nguy hiểm của các loại bệnh ung thư, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người nên tầm soát ung thư sớm giúp phát hiện bệnh lý ác tính khi mới xuất hiện và chữa trị kịp thời.

Ung thư là bệnh gì?

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh mất kiểm soát, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế phát triển của cơ thể. Ung thư là bệnh có tính chất xâm lấn, di căn, hay tái phát và vô cùng nguy hiểm. 

Tại sao cần tầm soát ung thư?

Tầm soát ung thư là các kỹ thuật, thủ thuật được thực hiện trên cơ thể người nhằm phát hiện sớm các tế bào ác tính. Tầm soát ung thư được gọi là sớm khi phát hiện các tế bào ác tính còn rất nhỏ và chưa di căn xa cũng như xâm lấn sang các tổ chức lân cận. Phát hiện các tổ chức ung thư ở giai đoạn này sẽ giúp tăng tỷ lệ loại bỏ và điều trị bệnh thành công hơn. 

Các biện pháp giúp tầm soát ung thư

Có rất nhiều biện pháp giúp tầm soát ung thư sớm, trong đó việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mỗi cơ quan, bộ phận cần có cách thăm khám và phát hiện bệnh khác nhau, tùy theo độ chính xác cũng có mức giá khác nhau. Sau đây là một số phương tiện thường quy:

1. Chụp X-Quang phổi thường quy

Phương pháp này không chỉ giúp phát hiện các bệnh lý thông thường ở đường hô hấp như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản mà còn phát hiện được các khối u, các khối nghi ngờ u. Bên cạnh phổi, chụp X-quang cũng giúp phát hiện một số bệnh lý u xương.

2. Siêu âm bụng tổng quát

Một trong những cận lâm sàng không thể thiếu trong tầm soát ung thư là siêu âm ổ bụng tổng quát. Kỹ thuật này giúp phát hiện các khối u ở gan, mật, thận, tụy, ống tiêu hóa, phần phụ,…

3. Nội soi 

Đối với người có các dấu hiệu nghi ngờ hoặc có yêu cầu kiểm tra sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nội soi thực quản – dạ dày và nội soi đại trực tràng hoặc cả 2 tùy từng trường hợp. So với siêu âm, phương pháp này giúp quan sát các bệnh lý, khối u và polyp ở ống tiêu hóa trực quan và chính xác hơn.

4. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư 

Các tế bào ung thư là những tế bào khác thường của cơ thể, vì vậy chúng cũng sản sinh ra các chất khác biệt. Nghiên cứu về tế bào ung thư, sản phẩm chuyển hóa của chúng và đáp ứng của cơ thể giúp phát hiện các “chất chỉ điểm ung thư” hay còn gọi là “dấu ấn ung thư”. Khi người bệnh muốn khám tầm soát ung thư hoặc có nghi ngờ khối u ở cơ quan nào sẽ được lấy máu ở cánh tay để xét nghiệm tìm chất đó. 

Các chỉ số thường sử dụng để tầm soát ung thư

  • CA 15-3: Kháng nguyên ung thư 15-3 (hay CA 15-3) là một glycoprotein được tìm thấy trong máu của các bệnh nhân bị mắc các bệnh lý lành tính và ác tính của vú, cũng như trong các ung thư biểu mô vú đã di căn gan và xương. Xét nghiệm này hữu ích trong chẩn đoán ung thư vú và đánh giá ung thư vú đã di căn hay chưa, có đáp ứng với điều trị hay không. Tuy nhiên nồng độ CA 15-3 cũng có thể tăng ở các bệnh nhân bị ung thư gan, phổi và buồng trứng.
  • CA 19-9: Đây là xét nghiệm hữu ích trong chẩn đoán ung thư tụy (80%) và một số bệnh ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư đường mật (70%), ung thư dạ dày và đại tràng (30-40%)
  • CEA: Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA) có xu hướng tăng cao ở những người mắc bệnh lý ác tính đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Nồng độ CEA tăng cao một vài tháng trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. 
  • CA 125: CA 125 là dấu ấn ung thư phổ biến để phát hiện, theo dõi hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng và phát hiện ung thư tái phát sau điều trị. 
  • PSA: Cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
  • Cyfra 21-1 và NSE: Định lượng Cyfra 21-1 và NSE giúp tầm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi, trong đó Cyfra 21-1 hướng đến ung thư phổi không tế bào nhỏ và NSE là ung thư phổi tế bào nhỏ. Ngoài xét nghiệm này, người bệnh khi nghi ngờ ung thư phổi cần làm thêm các cận lâm sàng khác như chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính.
  • CA 72-4: Là một trong những dấu ấn ung thư dạ dày, xét nghiệm này rất có giá trị trong tiên lượng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra CA 72-4 cũng tăng ở người mắc ung thư buồng trứng.
  • AFP: Dấu ấn ung thư gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn.
  • Tg và calcitonin trong bệnh lý ung thư tuyến giáp
  • SCC: Ung thư phổi, ung thư biểu mô tế bào vảy

Hạn chế của chất chỉ điểm ung thư

Trong một số trường hợp, các dấu ấn ung thư có thể tăng ở người mắc các bệnh lý khác mà không phải bệnh ung thư. Một số dấu ấn ung thư là đặc hiệu với một loại bệnh ung thư nhưng cũng có một số khác hiện diện ở nhiều bệnh ung thư khác nhau. Một lưu ý quan trọng khác, không phải trong mọi trường hợp mắc ung thư đều tăng dấu ấn ung thư.

 

Sử dụng các chỉ số về dấu ấn ung thư đơn độc không giúp chẩn đoán bệnh ung thư mà cần kết hợp với triệu chứng lâm sàng và các cận lâm sàng khác. Tất cả mọi người cần tầm soát ung thư sớm và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp thích hợp. 

Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon