Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là cho mạch máu và thần kinh. Bởi các biến chứng nghiêm trọng mà bệnh gây ra cùng với sự tốn kém trong điều trị, việc phòng ngừa đái tháo đường phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Doctor4U sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này."/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

Phòng ngừa đái tháo đường ngay từ bây giờ

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là cho mạch máu và thần kinh. Bởi các biến chứng nghiêm trọng mà bệnh gây ra cùng với sự tốn kém trong điều trị, việc phòng ngừa đái tháo đường phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Doctor4U sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.

Phòng ngừa có giúp giảm mắc bệnh tiểu đường?

Nguyên nhân của đái tháo đường liên quan đến cả các lý do mắc phải và/ hoặc di truyền. Một trong các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường, có:

– Yếu tố môi trường: Các loại virus, đặc biệt là Enterovirus, một số loại thức ăn (uống sữa bò quá sớm) hoặc nhiễm độc hóa học. 

– Béo phì: Người béo phì hoặc có sự tích tụ nhiều mỡ ở vùng bụng hiện nay đi kèm với tình trạng đề kháng insulin ở ngoại biên, dẫn đến tăng tiết insulin quá mức, từ đó gây tổn thương tế bào beta ở tuyến tụy. Góp phần gây nên đái tháo đường type 2.

Những nguyên nhân trên hoàn toàn có thể dự phòng được. Thậm chí đến yếu tố gia đình, việc nhận thức sớm khả năng mắc đái tháo đường của bản thân bạn là một lợi thế. Vì vậy đừng quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể có một sức khỏe khỏe mạnh nếu bạn yêu thương cơ thể mình ngay từ bây giờ.

Các cách thức dự phòng đái tháo đường

1. Hoạt động thể chất nhiều hơn

Có rất nhiều lợi ích đối với hoạt động thể chất thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp bạn:

  • Giảm cân
  • Giảm lượng đường trong máu 
  • Tăng độ nhạy cảm của bạn với insulin – giúp giữ lượng đường trong máu ở ngưỡng bình thường

Vì vậy mỗi ngày tập thể dục ít nhất 30 phút không những giúp bạn phòng ngừa đái tháo đường một cách đáng kể mà còn rất tốt cho các bệnh nhân đang mắc đái tháo đường.

2. Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ có thể giúp bạn:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu 
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, ăn ít hơn góp phần giúp giảm cân hiệu quả

Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Trong quá trình chế biến các thực phẩm chứa chất xơ. Bạn cần lưu ý rằng nên sử dụng các sản phẩm tươi, sạch hơn là đồ đóng hộp, đã qua chế biến. Không nên nấu chất xơ  quá nhừ vì khi đó nó đã chuyển sang dạng bột đường. Cần rửa gọt trái cây, rau quả trước khi ăn để loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật. 

Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp duy trì lượng đường trong máu. Nhiều loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt đã được chế biến sẵn sàng để ăn, bao gồm các loại bánh mì, các sản phẩm mì ống và ngũ cốc. Bạn có thể tìm từ “toàn bộ” trên bao bì hoặc trong 1 vài thành phần đầu tiên của sản phẩm mà bạn mua.

4. Thay thế đồ uống có đường bằng nước, cà phê hoặc trà

Giống như ngũ cốc tinh chế, đồ uống có đường có lượng đường huyết cao và uống nhiều đồ có đường này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những phụ nữ uống một hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 83% so với những phụ nữ uống ít hơn một đồ uống có đường mỗi tháng.

5. Kiểm soát cân nặng

Nếu bạn thừa cân, việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường có thể phụ thuộc vào việc giảm cân. Mỗi kilogram bạn giảm đi có thể cải thiện sức khỏe của bạn. Những người tham gia vào một nghiên cứu lớn giảm được một lượng cân nặng khiêm tốn – khoảng 7% trọng lượng cơ thể ban đầu – và tập thể dục thường xuyên sẽ giảm được gần 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

6. Bỏ qua các chế độ ăn kiêng lỗi mốt và chỉ có những lựa chọn lành mạnh hơn

Chế độ ăn kiêng low-carb, các chế độ ăn kiêng không khoa học chỉ có thể giúp bạn giảm cân lúc đầu. Nhưng hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tác dụng lâu dài của chúng vẫn chưa được biết đến. Và bằng cách loại trừ hoặc hạn chế nghiêm ngặt một nhóm thực phẩm cụ thể, bạn có thể đang từ bỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu và thường xuyên thèm ăn những món như vậy. Thay vào đó, hãy đa dạng hóa và kiểm soát khẩu phần trong kế hoạch ăn uống lành mạnh của bạn. Tốt nhất bạn nên nhận lời khuyên từ chuyên gia.

6. Đừng hút thuốc

Bệnh tiểu đường type 2 thuộc danh sách dài các vấn đề sức khỏe liên quan đến hút thuốc. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khoảng 50% so với những người không hút thuốc và những người hút thuốc nặng có nguy cơ cao hơn.

Ngoài ra hạn chế sử dụng rượu bia cũng giúp giảm khả năng mắc đái tháo đường type 2.

Khi nào đến gặp bác sĩ của bạn

Khuyến nghị kiểm tra đường huyết nếu:

  • Bạn từ 45 tuổi trở lên
  • Bạn là người lớn thừa cân ở mọi lứa tuổi, có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân về tiền tiểu đường hoặc lối sống không hoạt động

Sau 45 tuổi, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên khám sàng lọc ba năm một lần.

Tóm lại, thay đổi lối sống của bạn có thể là một bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường,… không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Hãy xem xét những lời khuyên này của Doctor4U để có một sức khỏe tốt, cũng như phòng tránh được đái tháo đường nhé. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon