Tin tức

Điều trị bệnh nhược cơ và cách ngăn ngừa biến chứng nhược cơ

Ngày cập nhật: 04/01/2022

Bệnh nhân nhược cơ có thể dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và điều trị tự miễn để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên tùy theo từng tình trạng mà cân nhắc phối hợp các giải pháp nội khoa và ngoại khoa để xử trí. Bài viết dưới đây của Doctor4U giúp bạn có những thông tin chuẩn xác nhất về điều trị nhược cơ và cách ngăn ngừa biến chứng nhược cơ.

Các ngăn ngừa biến chứng nhược cơ

Nhược cơ là bệnh lý tự miễn mắc phải của dẫn truyền thần kinh có liên quan tới các kháng thể chống thụ cảm thể Acetylcholine hoặc kháng thể kháng thụ thể tyrosine kinase của thụ cảm thể đặc hiệu cơ gây ra. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là yếu liệt cơ vân. Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn muộn có thể xuất hiện các biến chứng suy hô hấp dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Bên cạnh đó, cơn nhược cơ kịch phát với các tình trạng yếu cơ tứ chi nghiêm trọng hoặc yếu cơ hô hấp có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Có khoảng 15 – 20% bệnh nhân có cơn nhược cơ kịch phát ít nhất một lần trong đời. Chúng có thể được khởi phát từ những nguyên nhân:

– Do dùng thuốc: Một số loại thuốc thuộc nhóm cura, quinin, chẹn beta…

– Sau phẫu thuật và gây mê

– Có thai và ngay sau sinh

– Do nhiễm trùng

– Do gắng sức

– Trong quá trình dậy thì

– Có bệnh lý cường giáp kèm theo

Do đó để ngăn ngừa biến chứng nhược cơ cách tốt nhất là phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Bên cạnh đó cần loại bỏ các nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng nhược cơ.

Phương pháp điều trị bệnh nhược cơ và cách ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Nhược cơ cần được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị được áp dụng ở nước ta. Tuy nhiên cần dựa trên các yếu tố như cơ địa, triệu chứng, giai đoạn bệnh… để áp dụng những phương pháp điều trị một cách phù hợp.

1. Hồi sức hô hấp

Hồi sức hô hấp là nguyên tắc xử trí đầu tiên đối với bệnh nhân nhược cơ. Bởi đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Các biện pháp hồi sức hô hấp cần được thực hiện ngay lập tức, càng khẩn trương càng tốt để có thể cứu sống bệnh nhân.

Ngưng cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng, đặt ống thông dạ dày, sau đó thực hiện các thao tác khai thông đường dẫn khí. Các chỉ định như đặt nội khí quản, thở oxy…sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

2. Điều trị triệu chứng

2.1. Thuốc điều trị đầu tay

Giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh là mục tiêu cơ bản nhất trong điều trị bệnh nhược cơ.

Thuốc kháng cholinesterase là thuốc đầu tay trong điều trị bệnh lý nhược cơ. Thuốc này làm giảm sự phân hủy acetylcholine và gây tích lũy ở tấm vận động. Từ đó làm giảm triệu chứng nhưng nhược điểm của thuốc là không làm thay đổi được tiến trình của bệnh. Hiện tại trên thị trường có một số loại thuốc kháng cholinesterase phổ biến như prostigmin, mestinon, mytelase…

Ngoài ra, nếu bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng cholinesterase mà nhược cơ nặng lên thì tạm thời ngưng thuốc và cho thở máy sau đó điều chỉnh liều.

Có thể sử dụng kháng sinh khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng. Nhưng lưu ý một số loại thuốc kháng sinh có thể gây block thần kinh cơ.

2.2. Điều chỉnh nước và điện giải

Ở những bệnh nhân nhược cơ nặng thường có tình trạng mất nước vì tăng tiết nên cần phải bù dịch và năng lượng. Trong quá trình điều trị cần làm điện giải đồ để theo dõi, tránh tình trạng hạ kali gây nguy hiểm tính mạng cho bệnh nhân.

3. Điều trị điều hòa miễn dịch

Điều hòa miễn dịch có tác dụng làm giảm tiến trình của bệnh nhưng không làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Đây là phương pháp bao gồm thuốc ức chế miễn dịch, lọc huyết thanh và làm bất hoạt kháng thể…

3.1. Lọc huyết thanh

Lọc huyết thanh bằng máy tách tế bào hay bởi màng lọc 2 – 3 lần hoặc 3 – 5 lần/ tuần. Phương pháp này có hiệu quả trên khoảng 2/3 trường hợp. Hiệu quả có thể thấy trong vòng 24h nhưng tốt nhất là vào ngày thứ 2. Bên cạnh những ưu điểm, lọc huyết thanh cũng có thể gây ra những biến chứng như phản ứng tim mạch, rối loạn điện giải, nhiễm độc, viêm tắc tĩnh mạch…

3.2. Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch được dùng phổ biến hiện nay là corticosteroid. Chúng cần thiết để điều trị duy trì cho bệnh nhân nhưng ít có tác dụng ngay lập tức trong cơ nhược cơ kịch phát. Cần lưu ý, corticoid có thể gây suy hô hấp cấp đột ngột trong 3 ngày đầu. Nếu sau khi điều trị có kết quả tốt cần giảm liều thuốc từ từ. Cũng giống như những loại thuốc khác, corticoid cũng có tác dụng phụ và cần phải cân nhắc trước khi sử dụng ở bệnh nhân.

Bên cạnh đó, các thuốc nhược cơ khác như cyclophosphamide và methotrexate thường được dùng trong trường hợp nhược cơ nặng khi corticoid không có hiệu quả.

4. Phẫu thuật tuyến ức

Như đã cập nhất ở bài viết trước, bệnh nhược cơ có tới 75% trường hợp liên quan tới bất thường tuyến ức. Do đó phẫu thuật tuyến ức là biện pháp tích cực khi có u hay loạn sản ở bệnh nhân nhược cơ. Phương pháp thực hiện sau gây tê tại chỗ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy cắt bỏ toàn bộ tuyến ức có hiệu quả lâu dài đối với bệnh lý nhược cơ.

Doctor4U sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, đến từ các bệnh viện lớn. Họ đều là những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II có nhiều kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh. Sử dụng app đặt lịch khám từ xa Doctor4U, bạn và gia đình sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng, đa dạng tiện ích và giá cả hợp lý nhất. Để tải được app, vui lòng tìm kiếm “Doctor4U” trên nền tảng CH Play hoặc App Stores.

Tải app trên Google play:  http://bit.ly/Doctor4U-GG-Play

Tải app trên App store: http://bit.ly/Doctor4U

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm tìm hiểu về dịch vụ của phòng khám, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636508/0936.56.1212 hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon