hiện nay là căn bệnh ngày càng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng, không ít trường hợp phát hiện muộn khi bệnh nhân đã suy thận, loét tứ chi,... Điều đáng ngại là bệnh tiến triển âm thầm với những biểu hiện ít được chú tới và khó nhận biết khiến người bệnh chủ quan, bỏ qua. Do đó hiểu rõ các dấu hiệu khi mắc bệnh đái tháo đường là cách tốt nhất để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị sớm nhất."/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường nhờ những dấu hiệu sau

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Bệnh đái tháo đường hiện nay là căn bệnh ngày càng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng, không ít trường hợp phát hiện muộn khi bệnh nhân đã suy thận, loét tứ chi,... Điều đáng ngại là bệnh tiến triển âm thầm với những biểu hiện ít được chú tới và khó nhận biết khiến người bệnh chủ quan, bỏ qua. Do đó hiểu rõ các dấu hiệu khi mắc bệnh đái tháo đường là cách tốt nhất để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Hầu hết các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn mức bình thường. Một số người chỉ phát hiện bệnh khi có những biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường như:

1. Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường tuýp 1

Nhanh có cảm giác đói, mệt mỏi: Khi cơ thể chuyển đổi chất bột đường mà bạn cung cấp hàng ngày thành glucose để tế bào sử dụng tạo năng lượng hoạt động. Tuy nhiên lượng glucose sẽ không tự đi vào các tế bào mà phải nhờ tới insulin ở tuyến tụy tiết ra. Khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái không cung cấp đủ năng lượng. Điều này gây ra tình trạng đói và mệt mỏi.

Đi tiểu thường xuyên và hay khát nước: Đối với người bình thường trung bình một ngày đi tiểu từ 4 – 7 lần. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh đái tháo đường thì đi nhiều hơn rất nhiều lần. Tại sao lại như vậy? Bình thường cơ thể tái hấp thu glucose khi nó qua thận nhưng khi bị bệnh thì lượng đường trong máu tăng cao thận không thể tái hấp thu hết được. Điều này đã khiến cơ thể tăng nhu cầu tiểu tiện. Tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước, đòi hỏi người bệnh phải bù nước.

Giảm cân không theo ý muốn: Nguyên nhân do cơ thể không nhận được năng lượng từ thức ăn, nhất là glucose. Lúc này cơ thể sẽ tăng đốt cháy chất béo và cơ để tạo năng lượng cho cơ thể. Người đái tháo đường có thể sút cân ngay cả khi ăn nhiều hơn bình thường.

Khô miệng và ngứa da: Cơ thể mất nước do tiểu tiện nhiều lần khiến miệng và da bị da.

Mờ mắt: Khi lượng đường huyết tăng cao, cơ thể có xu hướng kéo nước vào thành mạch để pha loãng máu. Từ đó làm thay đổi kích thước của thủy tinh thể, gây ảnh hưởng tới thị lực, mờ mắt.

2. Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường tuýp 2

Đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 các triệu chứng thường không rầm rộ  như đái tháo đường tuýp 1. Người bệnh có thể được chẩn đoán khi kiểm tra sức khỏe định kỳ bệnh khác, vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh nhờ các biến chứng như vết thương nhiễm trùng khó liền. Một số dấu hiệu như:

Nhiễm trùng nấm men: Khi đường máu tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm men sinh sôi, phát triển. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào như: kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, dưới ngực,….

Vết loét, vết thương lâu lành: khi đường huyết tăng cao kéo dài trong nhiều năm làm tổn thương mạch máu khiến cơ thể khó khăn trong việc chữa lành vết thương. Bên cạnh đó môi trường đường máu cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm vết thương chậm lành.

Đau tê bàn chân: đây là dấu hiệu cho thấy biến chứng thần kinh ngoại biên. Có tới 50 – 60% người bệnh đái tháo đường mắc biến chứng này.

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

– Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng và thời gian sử dụng.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: người bệnh đái tháo đường nên ăn giảm tinh bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, đường sữa,… Ăn hạn chế chất béo xấu, muối, thịt đỏ. Ưu tiên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, sử dụng dưới dạng luộc, hấp thay vì chiên, rán. Chia nhỏ các bữa ăn, xen lẫn các bữa phụ là hoa quả: xoài, bưởi, cam,…

– Tập luyện thể dục thường xuyên được chứng minh làm giảm đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó tập luyện thể thao còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Hạn chế hoặc không sử dụng đồ uống chứa cồn. Nếu sử dụng với liều lượng vừa phải có thể  tốt cho tim mạch. Nhưng nếu lạm dụng, sử dụng quá mức sẽ khiến đường huyết tăng vọt, giảm tác dụng của thuốc uống,…

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện bệnh cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường giúp bạn phát hiện sớm bệnh và một số phương pháp phòng ngừa bệnh. Nếu có bất cứ băn khoăn gì liên quan tới bệnh đái tháo đường bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới Doctor4U qua địa chỉ hotline: 0936.561.212 để được tư vấn giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon