Tai biến hay đột quỵ là tên gọi dân gian của tai biến mạch máu não. Người ta thường biết đến tai biến như một bệnh nguy hiểm, gây tử vong. Cũng như có thể gây tàn phế, rối loạn ngôn ngữ mãi mãi. Nhưng ít ai biết rằng, nếu điều trị kịp thời kết hợp chăm sóc đúng cách sau tai biến giúp giảm đáng kể di chứng để lại. Vậy nên người bệnh và gia đình đừng nản lỏng. Doctor 4U xin gửi đến bạn 8+ Tip chăm sóc bệnh nhân sau tai biến để vơi đi phần nào nỗi lo."/> Tin tức | doctor4u.vn

Tin tức

8+ Tip chăm sóc bệnh nhân sau tai biến

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Tai biến hay đột quỵ là tên gọi dân gian của tai biến mạch máu não. Người ta thường biết đến tai biến như một bệnh nguy hiểm, gây tử vong. Cũng như có thể gây tàn phế, rối loạn ngôn ngữ mãi mãi. Nhưng ít ai biết rằng, nếu điều trị kịp thời kết hợp chăm sóc đúng cách sau tai biến giúp giảm đáng kể di chứng để lại. Vậy nên người bệnh và gia đình đừng nản lỏng. Doctor 4U xin gửi đến bạn 8+ Tip chăm sóc bệnh nhân sau tai biến để vơi đi phần nào nỗi lo.

1.Tai biến và những điều cần biết

Người bệnh và gia đình cần phát hiện sớm FAST:

– F (Face): Liệt, xệ mặt

– A (Arm): Yếu, rũ tay chân

– S (Speech): Nói khó, nói ú ớ, thậm chí không nói được

– T (Time): Thời gian gần nhất bệnh nhân bình thường, gọi cấp cứu ngay

Khi bị tai biến, sự phục hồi ở người bệnh có thể hoàn toàn hoặc để lại một số di chứng, biến chứng:

– Liệt nửa người, rối loạn thăng bằng…làm giảm khả năng vận động, sinh hoạt, di chuyển, lao động. Rối loạn tâm lý, nhận thức: Khả năng hoạt động trí tuệ giảm, khó tính, khả năng thích nghi xã hội kém, khó khăn hòa nhập cộng đồng. Rối loạn về miệng họng – ngôn ngữ làm giao tiếp khó khăn, khó ăn uống. 

– Giảm, mất khả năng làm việc dẫn đến giảm thu nhập. Khả năng độc lập giảm, sống phụ thuộc người khác. Loét đè ép do nằm lâu, giảm cảm giác, ít vận động. Co rút có cơ do liệt, do co cứng làm khó vận động. Đau vai, bán trật khớp vai. Nhiễm trùng như viêm phổi do hít, nhiễm trùng đường tiểu. Ngã và chấn thương do ngã.

2. Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến

Sau tai biến nghĩa là bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn cấp cứu. Việc chăm sóc của người thân vào giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Cần lưu ý:

2.1 Không được xem nhẹ vận động trị liệu và vật lý trị liệu

Khác với trước đây, hiện nay việc tập vận động được khuyến cáo từ ngay những ngày đầu sau tai biến một cách liên tục. Để duy trì và sớm phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Các phương pháp vật lý trị liệu cũng giúp cải thiện tình trạng teo cơ, biến dạng khớp.

Do vậy, người nhà cần tập luyện cho bệnh nhân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Quá trình tập phục hồi chức năng có  thể tại nhà, cơ sở y tế tại địa phương hoặc ở trung tâm phục hồi chức năng.

Vào giai đoạn thích nghi tại cộng đồng, người nhà cần tạo điều kiện để bệnh nhân tự làm được các công việc tự phục vụ cá nhân như mặc áo quần, ăn cơm, uống nước,… và các công việc nội trợ gia đình. Bởi việc tập luyện cần có thời gian và dễ nản lòng, nếu người bệnh quá phụ thuộc vào gia đình và xã hội thì tự sinh hoạt trở lại là không thể.

2.2 Chăm sóc tâm lý người bệnh

Khi bị tai biến, người bệnh dễ mắc phải trầm cảm tự ti vì mất đi khả năng độc lập về vận động và giao tiếp.  Nhiều bệnh nhân tai biến có các biểu hiện của rối loạn tâm thần (khóc cười vô cớ, trầm cảm, chối bỏ bệnh tật…) nên cần thông cảm với họ. Người thân cần an ủi, động viên, trò chuyện thường xuyên để người bệnh vượt qua và hướng đến tương lai tái hòa nhập xã hội.

2.3 Gia đình là thành viên quan trọng của nhóm phục hồi

Bệnh nhân tai biến rất cần có người thân chăm sóc, cả về mặt tinh thần và vận động. Bởi vậy, gia đình cần trang bị  sự kiên nhẫn, sức khỏe, những kiến thức cơ bản và tinh thần lạc quan để cùng người bệnh vượt qua khó khăn. 

Đồng thời gia đình cần thay đổi môi trường sống để phù hợp với hoàn cảnh của người bệnh. Như kiến trúc nhà, bố trí đồ đạc,…

2.4 Dinh dưỡng là không thể thiếu

Nếu người bệnh không tự chủ ăn uống được cần đưa thức ăn qua sonde. Cần tuân thủ nhu cầu dinh dưỡng mà bác sĩ hướng dẫn để người bệnh không bị suy kiệt. Nên băm nhỏ thức ăn và chia nhỏ bữa ăn. 1 bữa ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

2.5 Tránh ẩm ướt

Giữ giường bệnh và môi trường luôn khô thoáng. Nếu người bệnh tiểu tiện không tự chủ cần được đặt sonde tiểu. Bởi môi trường ẩm ướt kèm với những tổn thương do tỳ đè làm tăng khả năng nhiễm trùng da. 

2.6 Phòng té ngã

Người bị tai biến việc đi đứng ít nhiều sẽ gặp khó khăn, cần phòng té ngã bằng cách sử dụng nạng, thay đổi không gian xung quanh và có người thân quan sát, chăm sóc.

2.7 Tái khám bác sĩ định kỳ

Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ phục hồi của bệnh nhân qua từng giai đoạn. Đồng thời nhờ có đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao về mọi mặt, gia đình và người bệnh sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích nhất cho sức khỏe của bệnh nhân. 

2.8 Bảo vệ cơ thể và dự phòng tái phát

Với người cao tuổi, cần giữ ấm cơ thể, không nên tắm khuya. Kiểm soát tốt huyết áp, đường máu. Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cai rượu và thuốc lá. Không vận động hay mang vác quá sức. Tránh căng thẳng hay quá xúc động.

Hi vọng những Tip chăm sóc người bệnh sau tai biến của Doctor4U sẽ giúp ích cho bạn. Mọi vấn đề về sức khỏe hãy liên hệ Doctor4U để được khám và tư vấn.

Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng Doctor4U để đặt nhanh hơn, theo dõi thuận tiện hơn!
icons8-exercise-96 chat-active-icon